Khác biệt một trời một vực giữa vượt cạn trong phim và đời thực

Hải Vân,
Chia sẻ

Hãy quên đi tất cả những gì bạn thấy qua TV hay các bộ phim có cảnh sinh đẻ vì vượt cạn trong phim và ngoài đời thực vô cùng khác nhau.

Hầu hết những cảnh quay quá trình vượt cạn trên màn ảnh đều khác xa thực tế và hầu hết trông khá đau khổ. Vì thế, các mẹ bầu đừng nên tin những gì được khắc họa trong phim mà hãy ghi nhớ những điều dưới đây để chuẩn bị tinh thần thật tốt cho sự kiện trọng đại này.
 
Cảnh sinh nở luôn được khắc họa vô cùng gay cấn trong phim.

1. Cảnh vỡ nước ối nơi công cộng

Trong hầu hết các bộ phim, khi nhân vật chuyển dạ ở nơi công cộng (thường là ở siêu thị), nhân vật sẽ bị vỡ nước ối một cách bất ngờ và nước ối tuôn ra như cơn sóng. Bà mẹ tương lai sẽ cố gắng đánh lạc hướng chú ý của mọi người khi chật vật bước đi lạch bạch ra khỏi cửa hàng, để lại cả vũng nước lớn cho cửa hàng xử lý.

Thực tế: chỉ khoảng 10-15% phụ nữ bị vỡ nước ối trong giai đoạn đầu của chuyển dạ, còn lại hầu hết là vỡ nước ối trong đêm hoặc sáng sớm. Không phải là điều như phim là không thể xảy ra, tuy nhiên trong thực tế khả năng này là rất nhỏ. Nước ối bục ra mạnh là rất hiếm – đầu em bé gần như được cố định ổn định và ngăn không cho nước ối chảy mạnh mà chỉ nhỏ giọt.

2. Sinh con đau đớn khủng khiếp

Trên màn ảnh, một khi đã vỡ nước ối, người mẹ ngay lập tức cảm nhận được một loạt cơn co thắt dữ dội. Người mẹ ở trong cơn đau tồi tệ nhất, hoặc cũng có thể là chúng ta thấy như vậy, bởi cô ấy ôm chặt bụng và gào thét đau đớn. Trong suốt quá trình vượt cạn (thường là chỉ được khắc họa trong 30 giây ngắn ngủi), cô ấy gào thét rất nhiều. 
 
Trong phim luôn không thiếu những cảnh bà bầu la hét dữ dội vì đau.

Thực tế: Những ca sinh đẻ lần đầu thường sẽ diễn ra từ từ với giai đoạn gọi là "tiền chuyển dạ’’. Đây là bước xuất phát của chuyển dạ, khi mà tử cung đã sẵn sàng sinh em bé. Bạn có thể bị chuột rút hay thậm chí là đau lưng. Ngay cả khi những cơn co thắt bắt đầu xuất hiện dồn dập hơn, thì luôn mất một khoảng thời gian từ tiền chuyển dạ. Co thắt sẽ nhiều hơn trong giai đoạn chuyển dạ. Cho đến giai đoạn này, bạn có rất nhiều hóc- môn endorphine trợ giúp. Đây được coi là thuốc giảm đau tự nhiên, giúp bạn đối phó với những cơn co thắt.

3. Nhanh nào, em bé đang ra rồi

Người mẹ đang trong quá trình chuyển dạ và phải cấp tốc được chuyển tới bệnh viện. Bạn bè, gia đình và người chồng sẽ hành động như thể em bé có thể chui ra bất cứ lúc nào kể từ khi xuất hiện co thắt. Vượt đèn đỏ và có thể thấy đèn xe cảnh sát nhấp nháy từ gương chiếu hậu, trong khi đó bà bầu đang được chở đi với tốc độ ánh sáng để đến bệnh viện.

Thực tế: Việc sinh con hiếm khi được coi là một trường hợp cấp cứu. Oxytocin – loại hóc-môn gây ra co thắt, được giải phóng và dần tăng lên. Co thắt có thể kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ cho đến giai đoạn đầu của chuyển dạ tích cực. 

Ngay cả khi như vậy, hầu hết các bệnh viện đều khuyên chưa nên tới bệnh viện vội nếu các cơn co thắt chưa cách nhau dưới 5 phút/nhịp. Lí do bởi di chuyển tới địa điểm mới trong quá trình chuyển dạ có thể thúc đẩy sản sinh adrenaline, làm chậm quá trình sinh, tức là bạn có thể sẽ phải trở về nhà cho đến khi co thắt xuất hiện lần nữa. 

4. Phải nằm xuống mới sinh được

Ngay khi tới bệnh viện, người mẹ trên màn ảnh nhanh chóng nằm ngay xuống giường hoặc nằm dựa với hai chân đặt lên bàn đạp. Ngay cả trong các bộ phim mà người phụ nữ chuyển dạ trong rừng hay trên tàu, chúng ta vẫn thường thấy cô ấy nằm trên bề mặt phẳng.
 
 
Mẹ bầu ngày nay được khuyến khích chọn tư thế sinh mà mình cảm thấy thoải mái nhất.
 
Thực tế:  Ngày nay, mẹ bầu thường được khuyến khích di chuyển loanh quanh trong quá trình chuyển dạ, với bất cứ tư thế nào người mẹ thấy thoải mái. Những tư thế đứng thẳng giúp xương chậu mở rộng hơn để em bé chui ra dễ dàng.

5. Chỉ cần rặn mạnh mà thôi

Hầu hết cảnh sinh đẻ trên màn ảnh bắt đầu đột ngột với vài cơn co thắt, và sau cảnh đến bệnh viện sẽ ngay lập tức là cảnh rặn đẻ. Họ tập trung vào khuôn mặt méo mó tím ngắt của người mẹ khi rặn hết sức lực, trong khi ngồi hay nằm với hai chân dang rộng. 

Thực tế: Những bà mẹ chuyển dạ lần đầu mất từ 10-12 tiếng cho giai đoạn đầu, là khi tử cung chầm chậm giãn nở. Họ cũng mất từ 1-2 giờ để rặn. 

6. Mắng chồng

Trong phim, đa phần phụ nữ thường sẽ phải chịu thiệt thòi hơn. Nhân vật chính sẽ gào thét rằng cô ấy đang rất đau đớn và đó là lỗi của chồng. Nhân vật chính cũng có thể sẽ đòi thuốc giảm đau và liên tục nói những điều điên khùng. Lúc này, người chồng sẽ vô cùng sợ hãi và không biết phải làm gì cho đúng. Các y tá sẽ nói những lời “an ủi” người chồng, khiến anh ta càng thêm phần lo sợ.
 

Các ông bố hoàn toàn có thể giúp mẹ vượt cạn thành công.

Thưc tế: Ngày nay, phụ nữ đã chủ động hơn trong việc đảm bảo quá trình vượt cạn diễn ra thuận lợi. Để có một trải nghiệm sinh tốt đẹp, có rất nhiều sự lựa chọn cho mẹ để tránh bị quấy rầy. Bố và mẹ cũng có thể đến những lớp học chuẩn bị kĩ năng sinh để giúp quá trình sinh đẻ được thuận lợi. Các bà cũng dần trở thành một phần không thể thiếu trong các ca sinh, giúp hai vợ chồng có trải nghiệm sinh con tốt đẹp.

7. Em bé cần giúp đỡ

Ở trên phim, khoảnh khắc em bé ra đời được diễn tả đầy căng thẳng. Bé thường sẽ bị kẹt lại và nhân vật chính phải rặn tới khi kiệt sức.

Các bác sĩ sẽ ngay lập tức ào vào trong phòng. Trong khi khán giả chưa kịp nhìn rõ chuyện gì đang diễn ra, chỉ biết các bác sĩ đã phải thực hiện phẫu thuật và cần phải khâu lại. Một khi em bé đã được sinh hạ thành công, em bé sẽ được đưa đi kiểm tra và lau rửa ngay lập tức trước khi được trả lại cho mẹ.
 
Với kế hoạch sinh phù hợp, mẹ sẽ không phải xa bé ngay khi vừa mới sinh.
 
Thực tế: Khoảnh khắc cuối thường căng thẳng bởi tất cả mọi người đều đang chờ đợi được gặp em bé. Nếu có vấn đề gì xảy ra, bà đỡ và các bác sĩ thường thử nhiều phương thức để giúp bé ra mà không gây ra quá nhiều đau đớn, mặc dù trong trường hợp khẩn cấp vẫn cần có những hỗ trợ thuốc men.

Ngày nay, đa số phụ nữ đều hiểu được tầm quan trọng của việc bé được tiếp xúc trực tiếp với mẹ ít nhất 1 tiếng sau khi vừa sinh. Với một kế hoạch sinh đẻ đúng đắn, bé sẽ không phải xa mẹ ngay cho đến khi mẹ đã sẵn sàng đâu.

Nguồn: Bellybelly
Chia sẻ