Hổ và Panda - Bạn là kiểu phụ huynh nào?

Thiên Hương,
Chia sẻ

Cụm từ “cha mẹ hổ” đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta. Thế nhưng, bố mẹ biết gì về xu hướng nuôi dạy con kiểu "gấu Panda", được đánh giá là sự đối lập hoàn toàn với "cha mẹ hổ"?

"Bố (hoặc mẹ) panda" là gì?

"Bố mẹ Panda" đóng vai trò là những người hướng dẫn cho con cái, nhiều hơn bất kỳ ai khác trong cuộc đời.

Mọi thứ trong căn nhà của "bố mẹ panda" không cần phải quá quy củ. Con cái được khuyến khích tự đưa ra lựa chọn, bố mẹ chỉ đóng vai trò giám sát hơn là thúc ép.

Việc học tập được khuyến khích thông qua các trò chơi sáng tạo và khám phá, hơn là chỉ chăm chăm vào bài vở. Trọng tâm được đặt vào lòng tự trọng và việc cảm thấy tốt về chính bản thân.

Triết lý đằng sau việc trở thành "bố mẹ Panda"

Triết lý xuyên suốt kiểu giáo dục con này là việc khuyến khích con cái tự xử lý mọi việc một cách độc lập, chứ không phải vì bị ép buộc.

"Bố mẹ Panda" cho rằng kiểu giáo dục con của "bố mẹ hổ" là không lành mạnh. Trẻ bị hối thúc phải hoàn thành những việc mà bản thân con không hề muốn làm, nếu không vì sự chỉ đạo của bố mẹ.

indian

Ưu điểm của phương pháp nuôi dạy con kiểu Panda

Điểm cộng của kiểu nuôi dạy con này là trẻ sẽ được rèn giũa tính độc lập, có thể tự lo cho bản thân mà không cần đến sự hiện diện của bố mẹ hoặc người lớn xung quanh. "Bố mẹ Panda" cũng là người truyền cảm hứng để con làm những gì mình thích.

Trái với "bố mẹ Panda", "bố mẹ hổ" luôn thúc giục con hành động, nếu không nghe lời, con sẽ phải đối mặt với hậu quả không mong muốn, chẳng hạn như cơn giận dữ của bố mẹ. Trong khi đó, "bố mẹ Panda" lại cho rằng, con cái sẽ sớm thích nghi với cuộc sống thực tế ngoài xã hội, cũng như sẽ học được cách sống thoải mái, độc lập và tự tin.

Hạn chế của phương pháp nuôi dạy con kiểu Panda

Phương pháp nuôi dạy con kiểu Panda xoay quanh việc cảm thấy hài lòng về bản thân, xây dựng lòng tự trọng và học hỏi một cách sáng tạo.

Bởi vậy, phương pháp này có vẻ không áp dụng chính xác trong cuộc sống thực tế, khi con cái rời khỏi nhà để bắt đầu cuộc sống riêng. Sẽ chẳng có ai ngoài gia đình quan tâm đến cảm xúc, lòng tự trọng, hay việc chúng học hỏi một cách sáng tạo như thế nào, nếu chúng không thể hiện sự quyết tâm, hoàn thành công việc đúng thời hạn và đáp ứng những kỳ vọng thực tế. 

mc-1

Một người sếp "hổ" hẳn sẽ chẳng mấy hài lòng khi thấy nhân viên của mình tự làm theo những gì mà họ muốn. Thế giới thực tế không vận hành như vậy.

Thêm vào đó, cách nuôi dạy con kiểu Panda cũng không mấy phù hợp khi con cái đi học. Trong thế giới hiện tại, trẻ cần phải lần lượt vượt qua mọi cấp học để có cơ hội thành công trong cuộc sống sau này.

Ta nên chọn trở thành "bố mẹ Panda" hay "bố mẹ hổ"?

Lẽ dĩ nhiên, chẳng có phương pháp thần kỳ nào có thể phù hợp với mọi gia đình, nhằm đảm bảo con cái sau này sẽ trở thành những người thành công. Bất kỳ cuốn sách nuôi dạy con nào đưa ra hứa hẹn này đều chỉ là lời viển vông.

Nuôi dạy con trẻ là cả một hành trình phức tạp. Càng phức tạp hơn nữa, nếu xét trên khía cạnh mỗi đứa trẻ đều có cá tính và nhu cầu riêng. Rõ ràng là, không có phương pháp duy nhất nào có hiệu quả trong mọi trường hợp.

Bố mẹ hổ có thể được so sánh với một chính quyền độc tài, luôn kiểm soát mọi khía cạnh của đời sống công dân. Chính phủ độc tài thường thất bại vì không thể kiểm soát tất cả các lĩnh vực, cũng như dân chúng sẽ nổi dậy chống lại sự đè nén.

Trong khi đó, "bố mẹ Panda" có xu hướng giống một chính quyền thoáng hơn, với rất ít sự can thiệp hay kiểm soát. Mặc dù vậy, kiểu quản lý này cũng giống như tình trạng vô chính phủ, rõ ràng là khó có thể thành công. 

Sự cai trị thành công nhất có lẽ phải là một chừng mực giữa việc có toàn quyền kiểm soát công dân và việc hoàn toàn không kiểm soát gì cả. Tương tự như vậy, phương pháp dạy con tối ưu có lẽ cũng cần đảm bảo sự cân bằng giữa việc trở thành "bố mẹ hổ" và cả "bố mẹ Panda".

Chia sẻ