Ho 4 tuần nhưng không đi khám, người đàn ông khiến bác sĩ choáng vì toàn bộ phổi bị lấp đầy bởi thứ nguy hiểm

ĐỖ ĐỖ,
Chia sẻ

Tiếp nhận 1 trường hợp ho dai dẳng 4 tuần không dứt kèm triệu chứng khó thở, bác sĩ Giang Quốc Tuấn cũng phải bất ngờ khi xem kết quả chụp X-quang phổi của bệnh nhân.

Ung thư phổi là 1 trong 10 bệnh ung thư có tỉ lệ tử vong cao nhất ở Trung Quốc, một trong những nguyên nhân khiến bệnh trở nên phổ biến đó là vì người bệnh thường rất chủ quan với các triệu chứng.

Mới đây, bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng Giang Quốc Tuấn đã xuất hiện trong chương trình "Doctor is hot" và chia sẻ rằng bệnh ung thư có thể chữa trị được nếu phát hiện sớm nhưng có đến 70% bệnh nhân ung thư phổi phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối nên tỷ lệ sống sót rất thấp.

Bác sĩ kể lại một trường hợp bệnh nhân mình từng tiếp nhận, bệnh nhân này đã ho suốt 4 tuần liên tiếp nhưng không đến viện thăm khám mà tự ý mua si rô ho về uống. Đến khi cảm thấy khó thở, bệnh nhân mới được người nhà đưa vào viện. Sau khi nghe về triệu chứng bệnh, bác sĩ Giang nghi ngờ những điều không hay nên đã chỉ định bệnh nhân này đi chụp X-quang phổi.

Ho 4 tuần nhưng không đi khám, người đàn ông khiến bác sĩ choáng vì toàn bộ phổi bị lấp đầy bởi thứ này - Ảnh 1.

Bác sĩ Giang Quốc Tuấn kể lại câu chuyện trên chương trình Doctor is hot.

Kết quả X-quang khiến các bác sĩ cũng phải bất ngờ: "Có tất cả 30 khối u lấp đầy trong phổi vì vậy anh ta không thể thở được. Bệnh nhân này đã mắc ung thư phổi", bác sĩ Giang kể lại.

Ngay sau đó, bệnh nhân đã được nhập viện để hóa trị khẩn cấp. Tuy nhiên sau 2 lần điều trị, bệnh nhân đã phải bỏ cuộc vì không thể chịu đựng được, anh ta đã tử vong sau 3 ngày vào viện.

Bác sĩ Giang Quốc Tuấn khuyến cáo tất cả mọi người nếu thấy triệu chứng ho bất thường kéo dài 2,3 tuần hãy đến bệnh viện để chụp X-quang phổi càng sớm càng tốt để kiểm tra xem phổi có vấn đề gì không.

Ho 4 tuần nhưng không đi khám, người đàn ông khiến bác sĩ choáng vì toàn bộ phổi bị lấp đầy bởi thứ này - Ảnh 2.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi:

- Hút thuốc lá: 90% bệnh nhân bị ung thư phổi do hút thuốc lá, 4% bệnh nhân do hít phải khói thuốc hàng ngày.

- Môi trường làm việc: Nơi làm việc có nhiều khói bụi, làm việc trong môi trường luyện thép, niken, crom và khí than.

- Tiếp xúc với tia phóng xạ: Bệnh nhân làm việc trong các mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khi radon.

Dấu hiệu sớm của ung thư phổi nhiều người bỏ qua:

- Ho nhiều.

- Giảm cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân.

- Thở nặng nhọc.

- Cảm thấy đau ngực.

- Đau tay và các ngón tay.

- Đờm có lẫn máu.

- Thay đổi tâm trạng thất thường.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi:

Người có nguy cơ cao bị ung thư phổi là những người hút thuốc, hít phải khói thuốc, người có người thân bị ung thư phổi, làm việc trong môi trường có nguy cơ tiếp xúc phải các chất gây ung thư... Tuổi càng cao thì khả năng mắc ung thư càng lớn.

Ho 4 tuần nhưng không đi khám, người đàn ông khiến bác sĩ choáng vì toàn bộ phổi bị lấp đầy bởi thứ này - Ảnh 4.

Người hút thuốc lá có nguy cơ cao mắc ung thư phổi.

Cách phòng ngừa bệnh ung thư phổi:

Để phòng ngừa ung thư phổi, mọi người nên lưu ý một số điều sau:

- Không hút thuốc lá hoặc tránh tiếp xúc với khói thuốc.

- Cải thiện môi trường sống cũng như môi trường làm việc bằng việc cải thiện vệ sinh công nghiệp, tránh tiếp xúc với khói bụi.

- Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phòng tránh và điều trị.

Nguồn: Ettoday

Chia sẻ