Hiện tượng kì lạ: “Ngón tay tử thần” làm đóng băng mọi thứ trong chốc lát

Khánh Linh,
Chia sẻ

Cột băng này đi tới đâu là mọi sinh vật bị đóng băng ngay lập tức ở đó nên nó được gọi là "cột băng chết chóc".

Hiện tượng brinicle, hay còn gọi là “ngón tay tử thần”, thực chất là một khối nước mặn cực lạnh bị chìm xuống đáy biển và khiến nước biển xung quanh nó cũng bị đóng băng theo.

Mặc dù đã được phát hiện lần đầu vào những năm 1960 nhưng phải tới năm 2011 đoàn quay phim đài BBC của Anh mới ghi lại được hiện tượng kì thú này tại đáy biển châu Nam Cực. Quá trình hình thành brinicle diễn ra như sau: 

cot-bang-tu-than
Mọi vật bị đóng băng trong chốc lát.

Khi nước biển đóng băng ở Nam Cực và Bắc Cực, muối và các ion khác trong nước bị đẩy ra ngoài tinh thể nước. Phần nước biển bão hòa muối không đóng băng mà vẫn nằm rải rác bên trong khối băng, mặc dù nhiệt độ của nó thường ở dưới 0 độ C. Đó là bởi nước mặn có nhiệt độ đóng băng thấp hơn nhiệt độ đóng băng của nước biển.

Đến một lúc nào đó, băng bị nứt vỡ, phần nước biển mặn thoát ra ngoài. Vì có mật độ nước cao, phần nước biển cực lạnh này chìm xuống dưới đáy đại dương, làm đóng băng nước biển xung quanh nó, dần dần hình thành một cột băng mà người ta gọi là “ngón tay tử thần”, hay là brinicle. Khi lớp băng xung quanh brinicle dày lên đến mức nhất định, cột băng này có thể tự duy trì độ lạnh của nó và sẽ kéo dài mãi ra dù gặp dòng nước ấm dưới đáy biển.

cot-bang-tu-than

cot-bang-tu-than
Mọi vật bất động ngay lập tức.

cot-bang-tu-than

Đoạn clip ghi lại hiện tượng này được quay dưới nước ở nhiệt độ -2 độ C tại đảo Little Razorback, thuộc quần đảo Ross Archipelago, Nam Cực. Được biết, toàn bộ quá trình hình thành cột băng brinicle trong clip diễn ra rất nhanh, chỉ mất 5 – 6 tiếng đồng hồ.

Khi brinicle chạm tới đáy biển, nó lập tức "càn quét" tất cả các sinh vật nhỏ bé nằm trên đường đi của nó, khu vực ảnh hưởng có thể rộng tới hàng kilomet vuông. Trong clip, những con nhím và sao biển chậm chạp ngay khi tiếp xúc với cơn lạnh thấu xương của brinicle thì bị đóng băng và tiêu diệt.

cot-bang-tu-than

cot-bang-tu-than

cot-bang-tu-than

cot-bang-tu-than

Dù vậy, các nhà khoa học cho rằng những thành phần có trong khối nước mặn hình thành nên brinicle có thể là nguồn gốc sự sống của trái đất. Mật độ các chất hóa học, acid và chất béo rất cao của nó có thể đã cung cấp năng lượng cần thiết để hình thành nên những nguyên tử phức tạp, ví dụ như DNA.

(Nguồn: BBC, Livescience)
Chia sẻ