Hé lộ số điện thoại - đầu mối quan trọng nghi có liên quan đến việc phát hiện 39 thi thể người nhập cư tại Anh

Gia Đoàn,
Chia sẻ

Có 9 gia đình tại Hà Tĩnh hiện đang mất liên lạc với người thân của mình khi đi sang Anh làm việc. Họ cho biết phải mất hàng trăm triệu đồng chuyển qua một số điện thoại lạ mà con em họ quen biết nếu muốn sang được Anh.

Ngày 27/10 ông Hồ Quang Minh, Giám đốc Sở Ngoại vụ Hà Tĩnh, cho biết, hiện 9 trường hợp ở huyện Can Lộc và thị xã Hồng Lĩnh đã liên hệ và cung cấp thông tin về việc họ không liên lạc được với người thân khi qua Anh làm việc.

“Sở đã liên hệ với Cục lãnh sự, Bộ Ngoại giao để nhờ xác minh thông tin và tiếp tục giao cho các huyện bám sát, nắm thông tin”, ông Minh nói với báo chí. Riêng huyện Can Lộc, Hà Tĩnh đã ghi nhận 8 trường hợp mất liên lạc với người thân từ ngày 22/10 khi qua nước Anh làm việc.

Theo tìm hiểu của PV, trong số này có 5 người trú ở xã Thiên Lộc, còn lại ở xã Thanh Lộc và Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Gia đình những người mất liên lạc nhiều ngày qua dần hé lộ những “mắt xích” trong đường dây mà người thân họ liên hệ qua nước Anh bằng con đường nhập cư bất hợp pháp.

Để "vượt biên" sang được sang Anh, nhiều gia đình đi vay mượn hàng trăm triệu đồng chuyển cho một số người lạ - Ảnh 1.

Mẹ D. thất thần trước sự việc.

Sáng 27/10, có mặt tại gia đình ông V.N.Q. có con trai là V.N.D. (19 tuổi, trú xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh), ông Q. cho biết ngày 15/5/2019 (âm lịch), con trai ông khi đang làm việc tại Hà Nội đã tự liên hệ với một người phụ nữ để đi từ Việt Nam sang Nga (có hộ chiếu) rồi từ Nga qua Đức đến Pháp (không hộ chiếu) làm việc với chi phí 16.000 USD.

Khi qua đến Đức được 15 ngày, D. được người trong đường đây đưa qua Pháp. Thời gian ở đây, D. thường liên hệ về gia đình và thông báo D. đã kết nối được với 1 đường dây khác để di chuyển sang Anh.

Để nhập cư trái phép qua nước này sẽ có 2 con đường, hoặc đi “Vip” mất 10.500 bảng Anh hoặc “đi cỏ" tức ngồi thùng container” thì chỉ mất 4.500 Euro. Chiều 22/10/2019, D. nhắn tin về cho chị gái thông báo sắp lên container để sang Anh theo hình thức đi bình thường dạng cỏ và nhờ bố mẹ chuẩn bị tiền khi qua thành công.

Hé lộ số điện thoại mà nhiều gia đình phải vay mượn hàng trăm triệu đồng để chuyển khoản nếu muốn con em sang Anh làm việc - Ảnh 2.

Số điện thoại người môi giới đưa các lao động sang Anh được các gia đình cung cấp cho chính quyền địa phương.

Đến 21h cùng ngày, có số điện thoại Việt Nam (036…223) gọi thông báo D. đang trên đường đi. Phía gia đình cũng cho biết, lúc đầu con trai đi theo đường dây “cỏ” hết 4.500 bảng Anh, và gia đình đã nhờ anh T.Đ.H. (người địa phương) ra một ngân hàng chi nhánh tại thị trấn Nghèn (huyện Can Lộc) để chuyển vào tài khoản 1903….5018 tên N.D.C có chi nhánh ở Nghệ An.

Sau đó, có một người được cho là C. dùng số điện thoại 083…624 gọi thông báo đã nhận được tiền của gia đình.

“Chiều 23/10, khi có thông tin 39 người tử vong trong thùng container trên đường qua Anh, gia đình tôi có nghi ngờ con mình có trong đó nên đã nhiều lần liên lạc vào các số máy trước thường hay liên lạc trước đó nhưng không được", mẹ em D. cho biết.

Để "vượt biên" sang được sang Anh, nhiều gia đình đi vay mượn hàng trăm triệu đồng chuyển cho một số người lạ - Ảnh 2.

Người thân của D. những ngày này rất lo lắng và hoang mang.

Cũng trao đổi với chúng tôi, anh H., người được gia đình em D. nhờ đi chuyển tiền cho biết, anh chỉ là đi gửi tiền giúp và không liên quan đến vụ việc.

“Gia đình em D. do không đi gửi tiền được nên nhờ tôi mang tiền đi chuyển giúp. Sau đó tôi mang số tiền ra gửi vào số tài khoản ngân hàng cung cấp và không hề biết người nhận là ai” anh H. thông tin.

Cũng tương tự trường hợp của anh D., gia đình anh N.Đ.L. (hiện đang mất liên lạc), cũng đang rất lo lắng, phía gia đình anh L. cho biết cũng đã mất hơn 300 triệu đồng để con trai di chuyển sang Pháp.

“L. sang Pháp làm việc với chi phí hơn 300 triệu đồng, sau hơn 1 năm làm  việc tại nhà hàng ăn uống với mức lương 20-25 triệu đồng/tháng. L. gọi thông báo sẽ sang Anh làm việc với chi phí 11.000 bảng Anh. Khi sang thành công thì sẽ có người gọi điện về nhà nhận tiền”, mẹ L. kể.

Để "vượt biên" sang được sang Anh, nhiều gia đình đi vay mượn hàng trăm triệu đồng chuyển cho một số người lạ - Ảnh 3.

Để "vượt biên" sang được sang Anh, nhiều gia đình đi vay mượn hàng trăm triệu đồng chuyển cho một số người lạ - Ảnh 4.

Ông Gia và những người thân trong gia đình vẫn nuôi hi vọng về con mình.

Tháng 10/2019, L. gọi điện thông báo cho gia đình sẽ đi qua Anh làm việc cùng bạn bè. Chi phí cho chuyến đi là hơn 300 triệu từ Pháp qua Anh. Tuy gia đình can ngăn nhưng nam thanh niên cho biết có người quen dẫn đi nên nói với gia đình yên tâm.

"Con có nói chuyện với tôi là có 2 con đường để nhập cảnh trái phép qua Anh với chi phí 4.000 -11.000 bảng Anh nhưng không nói cụ thể đi như thế nào. Theo lời của con gói 4.000 bảng anh là hình thức đi theo dạng 'đi cỏ' nghĩa là đi trên xe chở hàng hoá, còn gói 11.000 bảng Anh là gói "đi vip" đi theo đường này sẽ an toàn và Lượng nói với tôi là đi "gói vip", ông Gia (bố L.) cho biết.

Để "vượt biên" sang được sang Anh, nhiều gia đình đi vay mượn hàng trăm triệu đồng chuyển cho một số người lạ - Ảnh 5.

Tại gia đình L. mọi người đến thăm hỏi, động viên gia đình rất nhiều.

Ông Gia cũng nói rằng việc con trai đi theo đường dây nào và do ai môi giới họ hoàn toàn không biết, mọi việc đều do L. liên hệ.

Chia sẻ