Hãy đến cơ quan và... thiền

Theo Diễn Đàn Đầu Tư,
Chia sẻ

Bạn có đọc nghiên cứu mới nhất về thiền định chưa? Có lẽ là chưa. Bởi vì ngay khi bạn đọc những dòng này thì đã có công trình nghiên cứu mới được công bố. Luôn luôn lúc nào cũng có các nghiên cứu mới và tin tức về lợi ích của việc thiền định và các cách quán niệm hơi thở.

Hãy đến cơ quan và... thiền 1


Theo kết quả các công trình nghiên cứu này, việc thiền định giúp củng cố năng lượng, giúp tập trung, giảm căng thẳng và lo lắng, tăng khả năng thích nghi với sức ép của cuộc sống và giúp cải thiện cuộc sống và bộ não của chúng ta.

Không có thời gian?

Đương nhiên, không phải ai cũng tin vào sức mạnh của sự thiền định. Nhưng một khi đã thay đổi suy nghĩ thì rào cản lớn là làm sao dành thời gian cho thiền định trong thời khóa biểu của chúng ta. Chỉ cần cái ý nghĩ phải nhét một thứ nữa vào quỹ thời gian của mình cũng khiến chúng ta căng thẳng.

Đây là đề xuất mang tính cách mạng: Hãy bắt đầu thiền định trong công việc. Vâng, công việc. Văn phòng. Tối mắt tối mũi, đầy áp lực – một môi trường khó mà thiền định được.

Người ta phát hiện ra rằng nơi làm việc thật ra là nơi lý tưởng để hành thiền bởi vì những đặc điểm kể trên. Trong phim The Razor’s Edge mà diễn viên Bill Murry đóng vai đi tìm ý nghĩa cuộc sống, có một lời thoại rằng: “Lên đỉnh núi tu hành dễ thành đạo hơn”. Do đó, hành thiền ở nơi làm việc khó hơn nhưng bạn sẽ thấy lợi ích nhiều hơn.

Không chỉ vì công việc là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn căng thẳng mà nó còn là nạn nhân của sự căng thẳng đó. Một nhân viên bị stress và tâm trạng không vui sẽ không làm việc hiệu quả.

Bạn có thể cân bằng lại mặt trái của nơi làm việc và thậm chí có thể khiến cho nơi làm việc trở nên bình yên, sáng tạo nơi mọi người làm việc chăm chỉ bằng tác động của việc hành thiền.

Ngoài ra, nếu bạn khó có thời gian mà thiền định ở nhà nếu bạn có gia đình và con cái và chỉ có vài giờ đồng hồ để dành cho gia đình hay những sở thích khác thì giải pháp là hành thiền ở nơi làm việc - nơi chiếm hết năm ngày trong tuần của bạn và là nơi mà bạn cần thiền nhất.

Bạn không cần dành nhiều thời gian lắm đâu – chỉ cần 10 cho đến 15’ mỗi ngày đã là nhiều – và chậm chí chỉ một vài phút cũng là có ích. Điều then chốt là bạn phải thật sự tận tâm nếu không thì sẽ không hiệu quả.

Yêu cầu khác thường

Khi tôi còn sống ở San Francisco nơi tôi ở cách không xa lắm một Trung tâm Thiền rất nổi tiếng. Tôi đã thức dậy mỗi buổi sáng để ngồi thiền trước khi mặt trời mọc. Cách hành thiền này tuân thủ nghiêm ngặt quy định của nhà Phật đến nỗi bước chân nào khi đi vào phòng cũng phải đúng.

Tôi rất thích hành thiền kiểu này và nhớ nó nhưng không bao giờ thực hành lại bởi vì rất khó để tôi tự mình thực hành.

Do đó thách đố đối với tôi là làm sao quay trở lại cách thực hành này mà không quá nặng nề khó khăn hay ảnh hưởng đến các công việc ưu tiên khác.

Người đầu tiên mà tôi chia sẻ ý định sẽ bắt đầu hành thiền nơi làm việc là người quản lý văn phòng.

“Đây có thể là một yêu cầu khác thường,” tôi viết trong email gửi ông ấy, “Nhưng tôi cần sự giúp đỡ của ông. Tôi cần một căn phòng không có kính 15’ mỗi ngày để ngồi thiền.”

Rất chuyên nghiệp nhưng có lẽ hơi bối rối, người quản lý đã dắt tôi đi xem một số phòng và phòng họp có kính nhìn xuyên thấu. Cuối cùng tôi chọn một căn phòng ít khi sử dụng. Đó là một lựa chọn hoàn hảo: nhỏ, yên tĩnh, hai chiếc ghế và không có điện thoại.

Mỗi ngày tôi đăng ký dùng căn phòng này trong 30’ mặc dù tôi không bao giờ dùng hết thời gian đó.

Đôi khi tôi đến muộn một tí. Tôi luôn luôn xong việc sớm. Đôi khi tôi phải hoãn lại một lúc. Nhưng nếu tôi có thể làm được thì tôi không bỏ lỡ. Dù tôi làm gì thì tôi cũng có thể hoãn lại 10, 15 phút mà không có ảnh hưởng gì nghiêm trọng. Trường hợp của các bạn cũng giống như thế trừ phi bạn là bác sỹ cấp cứu hay đang trông trẻ.

Nhiều sách hướng dẫn

Ngay cả khi tôi cảm thấy căng thẳng về việc gì đó mà tôi cần phải làm xong ngay lập tức, tôi luôn cảm thấy tinh thần tốt hơn sau khi quán niệm hơi thở.

Bây giờ hãy hành thiền. Hãy làm một cách đơn giản và dễ dàng. Ông Chade-Meng Tan, người dạy phép tập trung ở Google, đề nghị rằng chúng ta chỉ nên đặt mục tiêu ‘một lần quán niệm hơi thở’ mỗi ngày. Lý do ở đây là chỉ cần thực hành một ít thôi cũng tạo nên sự khác biệt.

Dù là bạn chưa bao giờ hành thiền là bạn cần ôn luyện lại hay chỉ mới bắt đầu thì không bao giờ thiếu sách, các bài viết và video cho bạn tham khảo. Hãy bắt đầu tập từ đó. Tôi đã hành thiền trở lại bằng cách làm theo các sách sau:

Tìm về trong Thân (Search Inside Yourself) – tác giả: Chade-Meng Tan. Trong cuốn sách về sự tỉnh thức và an lạc này, Meng đã hướng dẫn các kỹ thuật thiền mà ông đã dạy ở Google từ cơ bản cho đến kỹ thuật bậc cao đòi hỏi bạn phải hình dung mình như là một lực cứu độ.

Ngừng nghỉ, Thở, và Suy nghĩ (Stop, Breathe and Think): tiện ích của Apple này ngày càng có nhiều bài tập thiền. Tất cả đầu bắt đầu giống nhau và lặp đi lặp lại trong khi giọng người dẫn thật êm ái khiến người ta buồn ngủ. Tuy nhiên cách hành thiền có hướng dẫn này có ích cho những người mới bắt đầu và tiện ích có thể theo dõi tiến bộ của bạn.

Phép lạ của Sự tỉnh thức (The Miracle of Mindfulness)– tác giả: Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Vị thiền sư nổi danh này đã viết nhiều sách nhưng tác phẩm kinh điển này có một chương tất cả về các phép thiền trong đó có những phép thiền kéo dài đến 10 hơi thở.

Thiền Trong Khoảnh khắc (One Moment Meditation)– tác giả: Martin Boroson. Quyển sách này bắt đầu với tiền đề rằng tất cả những gì mà bạn cần là một phút và sẽ giúp bạn sử dụng tối ưu một phút đó và áp dụng nó cho bất kỳ nơi đâu.
Chia sẻ