Chạnh lòng cuộc sống neo đơn của nghệ sĩ Việt khi về già

Theo Kênh 14,
Chia sẻ

Các nghệ sĩ có thể chật vật với cuộc sống cơm áo gạo tiền, cô đơn một mình nhưng tâm hồn vẫn luôn nuôi dưỡng tình yêu dành cho nghệ thuật.

Cả đời cống hiến cho nghệ thuật nhưng ít ai biết rằng đằng sau những giây phút thăng hoa người nghệ sĩ lại trở về cuộc sống đời thường cô đơn. Không giống những người trẻ với ánh hào quang rực rỡ thì nhiều nghệ sĩ Việt về già lại có sống lặng lẽ hơn rất nhiều.

Có lẽ do thời gian, khoảng cách cũng như sự thay đổi của xã hội khiến nhiều nghệ sĩ phải sống neo đơn, một mình cô quạnh.

Bởi vậy mới nói đời người nghệ sĩ đâu phải lúc nào cũng hào nhoáng! Nhiều nghệ sĩ cũng đã từng ví mình như "Kép Tư Bền", sau những tràng cười dài trên sân khấu, còn lại là nỗi niềm không biết tỏ cùng ai.

NSƯT Trần Hạnh:

Chạnh lòng cuộc sống neo đơn của nghệ sĩ Việt khi về già 1
  

NSƯT Trần Hạnh được nhớ đến những vai diễn khắc khổ, hiền lành trên màn ảnh nhỏ nhiều năm nay. Ở độ tuổi ngoài 80, nhưng người nghệ sĩ già lại sống khá đơn sơ, giản dị.

Trong một bài phỏng vấn cách đây một thời gian, NSƯT Trần Hạnh đã từng tâm sự, đời ông khổ hơn trên phim rất nhiều.

Căn nhà của ông nằm lặng lẽ trong một con ngõ nhỏ ở gần ga Trần Quý Cáp, Hà Nội với rất ít đồ đạc. Phòng thờ vừa là nơi tiếp khách, nơi ngủ của hai bố con. Chỗ ngủ của ông đơn giản, chỉ là tấm chiếu mỏng được trải ra dưới lớp chăn cũ kỹ vì không quen nằm đệm, nằm giường. Vợ chồng ông trước kia có 7 người con nhưng giờ cũng chỉ còn có 4 người. Trong đó, 3 người con cũng xây dựng cuộc sống gia đình riêng chỉ còn cậu út bị bệnh là còn ở với ông.

Chạnh lòng cuộc sống neo đơn của nghệ sĩ Việt khi về già 2
  
Chạnh lòng cuộc sống neo đơn của nghệ sĩ Việt khi về già 3
Góc nhỏ trong căn nhà đơn sơ của NSƯT Trần Hạnh

Với đồng lương hưu ít ỏi 2 – 3 triệu đồng, NSƯT Trần Hạnh phải quán xuyến toàn bộ việc gia đình, vừa phải chi tiêu cơm ăn hàng ngày lại vừa phải lo các khoản lặt vặt khác. Do cách đây 2 năm, vợ ông qua đời do bệnh nặng. Kể từ khi vợ mất, ông suy sụp tinh thần, sức khỏe yếu đi rất nhiều. Nhưng niềm đam mê và tình yêu dành cho nghề, NSƯT Trần Hạnh vẫn chăm chỉ tham gia các bộ phim truyền hình. Với ông, giờ được đạo diễn nào gọi đi đóng phim là vui lắm, ông nhận lời ngay.

Xúc động trước hoàn cảnh của NSƯT Trần Hạnh có khá nhiều người ngỏ ý muốn giúp đỡ ông về vật chất nhưng ông đều từ chối. Bởi ông cảm hài lòng với cuộc sống của mình, ông không muốn mọi người quan tâm quá nhiều đến đời tư.

Chạnh lòng cuộc sống neo đơn của nghệ sĩ Việt khi về già 4
NSƯT Trần Hạnh chỉ muốn được nhớ đến bởi các vai diễn của mình

Hơn 50 năm cống hiến cho nghệ thuật, NSƯT Trần Hạnh vẫn có một tâm nguyện mà chưa thực hiện được, đó là được đóng một vai diễn thoát khỏi một ông nông dân nghèo khổ, chất phác, hiền lành. Thay vào đó ông muốn có một vai diễn phản diện, để ông có thể “tung hoành thể hiện” một lần trên phim cho thỏa đam mê với nghiệp diễn.

Nhà văn Lê Lựu:

Nhà văn Lê Lựu từng được biết đến với tác phẩm Thời xa vắng và hàng loạt những tiểu thuyết khác, là giám đốc của Trung tâm văn hóa doanh nhân. Tuy nhiên, hiện nay ông phải ở nhờ trong căn phòng nhỏ của trung tâm văn hoá doanh nhân tại quận Hoàng Mai – Hà Nội.

Chạnh lòng cuộc sống neo đơn của nghệ sĩ Việt khi về già 5
  

Ngoài ra, hàng ngày nhà văn Lê Lựu còn làm bạn với đống thuốc men và đau đớn của bệnh tật. Theo lời nhà văn kể, ông bị tất cả 14 căn bệnh hoành hành, nào là tiểu đường, bệnh tim, bệnh gout, phổi, tụy, thận, tiền liệt tuyến…. Ngày nào cũng vậy, khoảng 8 rưỡi sáng, ông nằm trên giường để bác sĩ riêng chữa trị, nắn bóp chân tay. Khi cần đi lại, ông loạng choạng từ giường đứng lên rồi bám lấy chiếc tay vịn được thiết kế riêng trong phòng mình.

Chạnh lòng cuộc sống neo đơn của nghệ sĩ Việt khi về già 6
  
Chạnh lòng cuộc sống neo đơn của nghệ sĩ Việt khi về già 7
  

Nhà văn Lê Lựu từng có hai đời vợ, tất cả đều đã chia tay và đều để lại trong ông những nỗi oán giận đến bây giờ. Ít ai biết rằng hai năm trước, vợ sau và con cái của nhà văn sẵn sàng ký vào đơn từ bỏ ông, chỉ để có quyền bán ngôi nhà chung 50 m2. Để rồi khi đã ngoài 70 tuổi, ông vẫn một mình sống và phải nhờ vào những người không phải là máu mủ chăm sóc.

Nhạc sĩ Ngọc Đại:

Chạnh lòng cuộc sống neo đơn của nghệ sĩ Việt khi về già 8
Nụ cười "thả ga" của nhạc sĩ Ngọc Đại

Khoan không bàn đến những vấn đề xung quanh câu chuyện album của nhạc sĩ Ngọc Đại những ngày vừa qua. Khá nhiều cư dân mạng bất ngờ khi biết đến cuộc sống cô đơn của người nhạc sĩ tuổi xế chiều tại ngôi nhà nhỏ ven Hồ Tây - Hà Nội.

Căn nhà ở nhờ một người bạn của nhạc sĩ Ngọc Đại chỉ cao 2m, khá chật chội giữa ngổn ngang trống, đàn và những vật dụng sơ sài. Có lẽ cây đàn Piano là tài sản có giá trị nhất của ông nhưng đây là món quà của một người bạn tặng ông để ông sáng tác nhạc.

Chạnh lòng cuộc sống neo đơn của nghệ sĩ Việt khi về già 9
Nhưng gần 2 năm trời, ông phải sống nhờ trong một căn nhà nhỏ cao 2m ở ven Hồ Tây
Chạnh lòng cuộc sống neo đơn của nghệ sĩ Việt khi về già 10
Diện tích trong nhà khá bé và không có đồ đạc đắt tiền

Trước đây cũng có vài ba bóng hồng đi ngang đời nhạc sĩ Ngọc Đại nhưng giờ ông vẫn phải sống cô độc. Dường như do sống một mình không có một người thân nào bên cạnh nên cái gì cũng đến tay ông.

Chạnh lòng cuộc sống neo đơn của nghệ sĩ Việt khi về già 11
Cây đàn piano là tài sản giá trị nhất được một người bạn tặng

Sức khỏe của nghệ sĩ Ngọc Đại ngày càng yếu đi, ông bị mắc bệnh tiền đình nên hễ thời tiết thay đổi là căn bệnh này lại hành hạ ông nhiều năm nay.

Có những lần phát bệnh, nhạc sĩ Ngọc Đại nằm co ro một mình trong căn nhà này, không dám đi đâu, lúc nào trong túi của ông cũng có thuốc bên mình đề phòng khi căn bệnh này bỗng nhiên tái phát.

NSƯT Minh Vượng:

Chạnh lòng cuộc sống neo đơn của nghệ sĩ Việt khi về già 12
Ngoài đời, Minh Vượng là một người rất ít nói

Tên thật của NSƯT Minh Vượng lại là Minh Phượng, cái tên này gắn với quãng thời gian long đong kinh hoàng. Tuy nhiên, sau này cô đã đổi nghê danh để hy vọng thay đổi số phận.

Trái ngược với vẻ hài hước, hóm hỉnh trên sân khấu, nếu ai đã từng được gặp và nói chuyện cùng Minh Vượng ở ngoài đời không khỏi ngỡ ngàng. Ở ngoài cuộc sống thực, Minh Vượng có vẻ là một người rất ít nói, trầm tính và một trái tim run rẩy, yếu mềm. Ít ai biết cuộc sống đằng sau cánh gà của “người đàn bà cười” lại là cả một câu chuyện dài, ít tiếng cười bà nhiều chua cay.

Minh Vượng đã bước sang tuổi 60 nhưng nghệ sĩ hài của chúng ta vẫn cô đơn lầm lũi một mình đi về. Người phụ nữ nào chẳng mong có một bờ vai bên cạnh bảo vệ và chất chứa niềm khao kháy được làm mẹ. Minh Vượng cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, cũng muốn một lần trong đời được làm vợ, làm mẹ. Nhưng có lẽ với cô chuyến đò đi qua đời mình đều đã lỡ. “Nếu có kiếp sau, tôi vẫn mong mình được làm đàn bà để những gì mình chưa có trong kiếp này, kiếp sau tôi sẽ nhận được.” – Điều ước đơn giản mà đầy khó khăn với Minh Vượng.

Chạnh lòng cuộc sống neo đơn của nghệ sĩ Việt khi về già 13
Cô luôn khao khát một lần trong đời được một lần làm vợ, làm mẹ

Mỗi khi kết thúc một cảnh diễn, thay vì cười như trên sân khấu thì cô quằn quại với những cơn đau về xương khớp. Một Minh Vượng từng ngày, từng giờ phải chiến đấu với bao loại bệnh tật bên trong cơ thể đang già nua theo thời gian. Trong người cô lúc nào cũng có hơn 13 loại thuốc, hầu như tiền đi diễn cũng chỉ đủ để cô mua thuốc chữa bệnh.

Nhiều đêm tôi giật mình thức giấc vì những cơn đau hành hạ thân thể và nghĩ không biết ông trời đã cho mình thứ gì mà lại lấy đi nhiều đến thế!” - Minh Vượng từng tâm sự. Mặc dù cô đơn, thiếu thốn nhiều thứ nhưng với Minh Vượng, nghề diễn đáng yêu hơn đàn ông, hơn cả một cuộc sống tròn đầy của một người đàn bà...

Chia sẻ