Hành, cà chua, mướp đắng... chứa nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực phẩm

,
Chia sẻ

Một lượng lớn kim loại như kẽm, đồng, cadmium tích tụ trong rau có thể gây ung thư đột biến, ngộ độc hệ thần kinh, rối loạn chức năng thận.

Một số chất độc lại có nhiều trong những loại rau phổ biến như rau diếp, cần tây, cải bắp, khoai tây... Trước thực trạng này, liên tiếp trong những ngày gần đây, Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội và Bộ NN&PTNT đã tổ chức họp bàn về vấn đề này.

Hành, cà chua, mướp đắng.... chứa nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
 

Bao giờ người tiêu dùng mới thực sự yên tâm về “thương hiệu” rau sạch? Ảnh: Chí Cường


Tại hội nghị về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành nông nghiệp vừa diễn ra hôm 25/8, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV – Bộ NN&PTNT) công bố kết quả kiểm tra 25 mẫu rau tại các tỉnh phía Bắc, có tới 44% mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, trong đó 4% có hoạt chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép.

Kiểm tra 35 mẫu rau tại các tỉnh phía Nam, Cục BVTV phát hiện tới 54% mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, trong đó 8,6% mẫu được phát hiện có hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật đủ khả năng gây ngộ độc cho người sử dụng. Tại Bình Dương, kiểm tra 228 mẫu có đến 72 mẫu phát hiện dư lượng clo và 9 mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt giới hạn. Tại Đồng Nai, kiểm tra 495 mẫu rau, có tới 56 mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Một số loại rau thường bị phát hiện chứa nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật như: Hành, cà chua, đậu đỗ, mướp đắng, dưa chuột...

Tại một loạt vựa rau của Hà Nội như Thường Tín, Hoài Đức, Thanh Trì... tình trạng tưới rau bằng phân tươi hoặc nguồn nước bị ô nhiễm khá phổ biến. Không chỉ các loại rau củ như su hào, khoai tây mà ngay cả các loại rau dùng để ăn sống như hành, rau diếp, rau thơm cũng được tưới bằng những nguồn nước không đảm bảo vệ sinh. Một loạt vùng rau như xóm Hồng Thái, Hoà Lương, Quang Trung, Tiên Hoàng, Phú Cốc, Nội Thôn, Đông Thai, Nỏ Bạn thuộc huyện Thường Tín, hoặc vựa rau thuộc huyện Hoài Đức, thường có ngay một hố ủ phân gà cạnh ruộng rau, bốc mùi khăn khẳn khắp vùng.

Ngược lại, tại nhiều ruộng rau ở Thanh Trì lại được “chăm bón” bằng nguồn nước sông Tô Lịch vốn không chỉ bị ô nhiễm vi sinh vật mà còn bị nhiễm kim loại nặng. Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng diễn ra phổ biến tại các vùng nông thôn hiện nay. Lẽ ra phải đảm bảo đủ quy trình về số ngày sau khi phun thuốc thì ngược lại, nhiều chủ rau lại “tranh thủ” bán ngay để rau được... đẹp mã. Tuy nhiên, nhìn những mớ rau xanh mơn mởn sau khi được thu hoạch, khó ai có thể ngờ rằng nhiều loại trong số đó được nuôi trồng bởi một quy trình rất mất vệ sinh.  

Dễ gây ung thư, ngộ độc thần kinh...
 

Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật diễn ra khá phổ biến tại nhiều vùng nông thôn hiện nay. Ảnh: Chí Cường


Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng cho rằng chỉ với thực tế 3% rau xanh có hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt tiêu chuẩn cho phép, tương ứng với hơn 2 triệu người hàng ngày phải ăn rau không đảm bảo. Thực tế, việc hàng ngày ăn phải rau không đảm bảo tiêu chuẩn là mầm mống gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư, ngộ độc thần kinh, rối loạn chức năng thận... Nếu ăn phải rau bị nhiễm kim loại nặng như kẽm, sẽ dẫn đến tích tụ kẽm trong gan có thể gây ngộ độc hệ thần kinh, ung thư đột biến và một loạt các chứng bệnh nguy hiểm khác. Thứ trưởng Bùi Bá Bổng yêu cầu, phải phấn đấu đến cuối năm 2009 các loại thực phẩm như rau và cả thịt, cá được đảm bảo an toàn.

Cùng liên quan đến chất lượng nguồn rau, TS. Ngô Kiều Oanh (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) khẳng định, hiện Hà Nội chỉ còn khu vực Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng là chưa bị ô nhiễm, có sản vật phong phú rất thuận lợi để hình thành một vùng sản xuất và cung cấp thực phẩm an toàn mang tính hàng hóa lớn cho thành phố.
 
Tuy nhiên, để thực hiện được ý tưởng này, phải có một cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt quỹ gien đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Ba Vì và lãnh thổ đất đai nông nghiệp xung quanh chân núi Ba Vì. Nhóm các nhà khoa học đề nghị Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cần xem xét, kiến nghị Chính phủ sớm quyết định chủ trương xây dựng Vùng thực phẩm tập trung an toàn và đưa ý tưởng này vào quy hoạch tổng thể Thủ đô Hà Nội. 
 
Quan điểm của Bộ Xây dựng về Dự thảo Luật thuế nhà, đất mới: Nhà 600 triệu đồng mới phải chịu thuế là quá cao
 
- Tình trạng rau tưới phân tươi, tưới bằng nguồn nước sông Tô Lịch gây ô nhiễm kim loại nặng đã tồn tại từ nhiều năm nay nhưng Hà Nội vẫn không cấm nổi, thưa ông?

- Mầm mống lớn nhất khi tưới rau bằng phân tươi là dịch tả nhưng nguy hiểm hơn là hoá chất tồn dư do thuốc bảo vệ thực vật, do nước ô nhiễm. Gây ung thư là do những tồn dư hoá chất này.
 
Trong 2 năm qua, nguyên nhân gây ô nhiễm ở rau thì có tới 4,37 – 7,08% là do tồn dư hoá chất; do dụng cụ bao gói chỉ chiếm 0,02%. Tuy nhiên, nếu cấm không cho nông dân tưới rau bằng những nước ô nhiễm đó thì không thể cấm nổi. Nếu có ra lệnh cấm thì cũng sẽ bị vô hiệu hoá vì thực tế hiện nay không có lực lượng thanh tra cho vấn đề này mà chỉ là giao thêm việc cho bên y tế, quản lý thị trường. Do vậy, giải pháp tối ưu và khả thi nhất là chúng ta xử lý nước thải ngay từ đầu nguồn trước khi đổ ra sông.

-Hà Nội đang xây dựng đề án cải tạo sông Tô Lịch để thu gom, xử lý nước thải rồi mới đổ ra sông. Nhưng có lẽ nhanh cũng phải mất chục năm nữa, đề án này mới đi vào thực tế. Có nghĩa trong 10 năm tới chúng ta phải “chấp nhận” rau ô nhiễm?

- Vừa rồi Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên có chỉ đạo nghiên cứu về ý tưởng của các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam về hình thành vùng sản xuất rau an toàn tại 5 huyện, thị. Kiến nghị này cũng phù hợp với Luật đa dạng sinh học mà Quốc hội mới ban hành.

- Cụ thể sẽ quy hoạch tại vùng nào, thưa ông?

 - Vùng dự kiến được quy hoạch gồm: Ba Vì, Sơn Tây, Thạch Thất, Đan Phượng, Phúc Thọ. Khu vực 5 huyện này được bao bọc bởi con sông Đà, sông Hồng và 5 huyện này cách biệt hẳn ra, lại có cả núi Ba Vì nên các nhà khoa học kiến nghị nên bảo vệ vùng này, không làm mất đi những đa dạng sinh vật mà hàng chục năm mới hình thành được.

Lã Xưa
 
Theo Hạnh Vân
Giadinhnet
Chia sẻ