Hàng nghìn người chen chân ngồi đầu rùa, leo vách núi hứng ‘lộc’ cầu may tại chùa Hương

Định Nguyễn,
Chia sẻ

Với quan niệm đầu năm hứng những giọt nước trong động Hương Tích ở chùa Hương sẽ mang lại may mắn, mạnh khoẻ, hàng nghìn người dân đã leo vách hứng “lộc”, thậm chí có người còn ngồi lên đầu rùa trong đền.

Hàng nghìn người chen chân ngồi đầu rùa, leo vách núi hứng ‘lộc’ cầu may tại chùa Hương - Ảnh 1.

Sáng ngày 21/2 (tức mùng 6 Tết), Lễ hội chùa Hương năm 2018 đã chính thức khai hội, hàng vạn người đổ về đây để cầu lộc, cầu tài trong năm mới.

Hàng nghìn người chen chân ngồi đầu rùa, leo vách núi hứng ‘lộc’ cầu may tại chùa Hương - Ảnh 2.

Dọc lối các đường đi đều đông nghịt người.

Hàng nghìn người chen chân ngồi đầu rùa, leo vách núi hứng ‘lộc’ cầu may tại chùa Hương - Ảnh 3.

Đúng 9h thượng tọa Thích Minh Hiền, trụ trì chùa Hương đánh trống khai hội năm 2018.

Hàng nghìn người chen chân ngồi đầu rùa, leo vách núi hứng ‘lộc’ cầu may tại chùa Hương - Ảnh 4.

Biển người đổ về chùa Hương khiến các lối đi lại dọc khuôn viên chùa luôn đông nghẹt người.

Hàng nghìn người chen chân ngồi đầu rùa, leo vách núi hứng ‘lộc’ cầu may tại chùa Hương - Ảnh 5.
Hàng nghìn người chen chân ngồi đầu rùa, leo vách núi hứng ‘lộc’ cầu may tại chùa Hương - Ảnh 6.

Lối đi xuống động Hương Tích, nơi từng được chúa Trịnh Sâm đặt tên là “Nam thiên đệ nhất động” (động đẹp nhất trời Nam) ken cứng người.

Hàng nghìn người chen chân ngồi đầu rùa, leo vách núi hứng ‘lộc’ cầu may tại chùa Hương - Ảnh 7.

Trong động Hương Tích có pho tượng Phật bà Quan Âm làm bằng đá xanh tạc thời Tây Sơn và hàng chục nghìn nhũ đá với nhiều hình thù kỳ lạ như: bầu sữa mẹ, đụn gạo, đụn tiền, núi cậu, núi cô, cây vàng, cây bạc… Nhiều người chen chân hứng giọt nước được ví như từ bầu sữa mẹ chảy ra.

Hàng nghìn người chen chân ngồi đầu rùa, leo vách núi hứng ‘lộc’ cầu may tại chùa Hương - Ảnh 8.
Hàng nghìn người chen chân ngồi đầu rùa, leo vách núi hứng ‘lộc’ cầu may tại chùa Hương - Ảnh 9.

Họ tin rằng, nếu ai hứng được giọt sữa mẹ thì sẽ được may mắn, mạnh khỏe.

Hàng nghìn người chen chân ngồi đầu rùa, leo vách núi hứng ‘lộc’ cầu may tại chùa Hương - Ảnh 10.

Rất nhiều người đến đây thành tâm cầu xin con cái, xin lộc gạo, tiền…, nhưng cũng có người chỉ muốn thưởng ngoạn thắng cảnh Hương Sơn.

Hàng nghìn người chen chân ngồi đầu rùa, leo vách núi hứng ‘lộc’ cầu may tại chùa Hương - Ảnh 11.

Thậm chí, nhiều người bất chấp nguy hiểm để hứng “nước lộc” ở vách núi cheo leo, hay vô tư ngồi lên đầu rùa.

Theo số liệu thống kê của Ban tổ chức Lễ hội chùa Hương 2018, chỉ tính riêng trong 3 ngày mồng 3-4-5 năm Mậu Tuất (tức là từ ngày 18-19-20/2/2018), chùa Hương đã đón khoảng 129.000 lượt khách, tăng 6.600 lượt khách so với cùng kỳ năm ngoái.

Để đảm bảo an ninh trật tự cho mùa lễ hội, Công an thành phố Hà Nội đã tăng cường lực lượng của các phòng, ban như PC45, PC46, PC47 và các lực lượng khác; đồng thời ra quyết định trưng tập toàn bộ cán bộ chiến sĩ của Công an huyện Mỹ Đức, xây dựng kế hoạch đảm bảo ANTT, TTATGT và triển khai đến 100% cán bộ chiến sĩ.

Ban tổ chức Lễ hội chùa Hương năm 2018 đã đề nghị Ban trị sự chùa Hương thống nhất phương án không phát lộc tại lễ hội, tránh hiện tượng du khách chen lấn, xô đẩy. Bên cạnh đó, các tổ kiểm tra liên ngành sẽ duy trì hoạt động liên tục trong 3 tháng diễn ra lễ hội.

Năm 2017, lễ hội chùa Hương đón khoảng 1,3 triệu lượt khách (trong đó, có khoảng 7.800 lượt khách nước ngoài). Dự kiến, năm nay lễ hội sẽ đón khoảng 1,5 triệu lượt khách.


Chia sẻ