Hai giai nhân từng khiến cánh mày râu "điên đảo"

Tú Linh (TH),
Chia sẻ

Đứng đầu danh sách những người đẹp vang bóng trên đất Sài Gòn vào cuối thế kỷ 19 phải kể đến hai người cùng danh gọi: "cô Ba".

Cô Ba Trà

Phần lớn các công tử, giới ăn chơi dù không được gần cô, vẫn khoe rằng "đã ngủ với Hoa khôi Nam kỳ", để tỏ ra mình là dân chơi sành điệu. 

Ở tuổi 14, cô Ba Trà đẹp như một đóa hàm tiếu, bị mẹ đem gả cho một quan Pháp tuổi trên 30. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân đầu đời ép uổng đã sớm tàn nhanh khi ông chồng này về Pháp ngay năm sau, không đoái hoài đến Trà. 

Trở về với mẹ, Trà tiếp tục bán hàng rong trên chuyến xe lửa Sài Gòn đi Phan Thiết và sau đó gặp Toàn - con trai tỷ phú đất Phan Rang. Lúc đó, Toàn đã ngẩn ngơ trước sắc đẹp của cô nên nhiều lần viết thư tỏ tình nhờ người đưa tới. 

Vì quá si mê nên chỉ trong vòng đôi tuần sau cuộc gặp lần đầu, Toàn đã cùng ba mẹ đem lễ vào Sài Gòn làm đám cưới. Trà lại sang ngang một lần nữa ở tuổi trăng rằm. Nhưng cũng chỉ được 2 năm, Toàn bắt đầu bồ bịch lăng nhăng, cô đã bỏ đi vì quá chán chồng.

Hắc công tử - tức công tử Bạc Liêu chụp ảnh với cô Ba Trà

Chua xót vì cuộc tình tan vỡ, Trà kết thân với bác sĩ Trần Ngọc Án và trở thành phu nhân của ông khi bước sang tuổi 18. Song, vì sai lầm giao cô hoa khôi vào cửa ăn chơi của dì Tư Ăng-lê, mà vị bác sĩ này mất vợ.

Sau ngày chia tay với Án, Trà sống tự do phóng khoáng, không ràng buộc dưới một mái ấm nào cả. Cô trở thành người sành điệu và ngày càng lấn sâu vào chiếu đỏ - đen. 

Sau một thời gian ngắn, cô bổ sung thêm vào bộ sưu tập ông chồng thứ 4 là một nhà triệu phú trẻ tuổi làm "trung gian thương mãi" ở Chợ Lớn…

Trong khi sở phí Đông Pháp lữ quán càng cao, nợ nần càng nhiều, cô Ba Trà muốn giải nghệ thì chính là lúc các công tử Ba Qui, cậu Tư Phước George mê cô và một nhà triệu phú trẻ tuổi khác làm "trung gian thương mãi" họ Lương đã bỏ tiền ra để cô trả nợ. 

“Bộ sưu tập” người tình của cô Ba Trà gồm các đại điền chủ, đại công tử như: đại công tử Tư Phước George (biệt hiệu Bạch công tử)cậu Ba Qui (biệt hiệu Hắc công tử - công tử Bạc Liêu), công tử BíchNgoài ra còn có các trí thức máu mặt thời Pháp thuộc như: quan tòa Trần Văn Tỷ, thầy kiện Dương Văn Giáo, bác sỹ Lê Quang Trinh, Nguyễn Văn Áng, vua cờ bạc Sáu Ngọ cũng say cô như điếu đổ.

Rồi họ thuê riêng một căn lầu sang trọng được đặt tên Nguyệt Tiên Cung. Đây là cái “tổ quỷ" hành lạc nhất dạ đế vương của bọn công tử, nhà giàu tới ve vuốt Trà.

Khách muốn vào Nguyệt Tiên Cung phải nạp 1000 đồng lệ phí, gọi là "đi lễ". Số tiền ấy để "xin ra mắt cô Ba". 

Sau khi được tiếp đãi, nghe xẩm, ăn uống, nếu may mắn, khách được ôm ấp người đẹp Trà trong phòng ngủ sang trọng.

Phong tình là vậy, Trà không thể nhớ nổi mình đã ban bố tình cảm và ngủ với bao nhiêu người đàn ông. Thế nhưng, sau này, cô Ba Trà đã tự bạch:"Tôi gặp không biết bao nhiêu (người đàn ông) mà đếm, nhưng anh Toàn, tôi còn nhớ mãi không quên".

Cô Ba xà bông

Cô là con thầy thông Chánh được nhiều người ngưỡng mộ. Sở dĩ gọi là "cô Ba xà bông" vì hình của người đẹp này được in trên các sản phẩm nổi tiếng của hãng xà bông Việt Nam do ông Trương Văn Bền lập ra. 

Những bánh xà bông này đều có sự "hiện diện" của cô Ba, lưu hành đến các nơi đô hội rồi đến tận các chợ miền xa ngoài Sài Gòn và lục tỉnh. Cô Ba nghiễm nhiên trở thành "người mẫu" đầu tiên gắn liền với một thương hiệu Việt Nam mới ra đời đầu thế kỷ 20. 

Cô Ba xà bông hớp hồn bao bậc vương giả 

Cô đẹp không ai bì, đẹp một cách tự nhiên, không răng giả, không ngực nhân tạo, với mái tóc dài chấm gót. Cô hớp hồn không biết bao nhiêu bậc vương giả khắp nơi.

Có người bảo vì cô sinh ra trong một gia đình công chức nên không quen sống buông thả, người khác cho rằng bản tính của cô vốn vậy từ lâu. Cô Ba là người cầm súng bắn chết tên biện lý Jaboin. Cô bị Tòa đại hình Mỹ Tho kết án ngày 19/6/1893 và bị xử tử ngày 18/1/1894 tại Trà Vinh. 

Người đẹp lừng lẫy Sài Gòn một thời, người mẫu đầu tiên của thương hiệu Việt nổi tiếng đã có một kết cục cuối đời như thế.


Chia sẻ