Gừng là "thần dược" trị bách bệnh nhưng khi ăn đừng phạm phải 3 điều cấm kỵ sau

ĐỖ ĐỖ,
Chia sẻ

Gừng được coi là gia vị quen thuộc trong căn bếp của các gia đình Việt nhưng dùng thế nào để chúng không gây ra tác dụng phụ thì không phải ai cũng biết.

Theo lương y Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), trong Đông y gừng tươi còn có tên gọi là Sinh Khương, có vị cay, tính ấm. Có tác dụng tán hàn, long đờm, thường được sử dụng để chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa.

68529444_874225296273909_1148714313557475328_n

Dù bổ dưỡng và tiện dụng đến thế, nhiều bác sĩ Đông y lẫn chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên rằng việc dùng gừng cũng cần phải nắm rõ một số lưu ý vì tùy vào cách sử dụng của con người mà gừng trở thành thần dược hay một loại… độc dược.

Theo lương y Sáng: "Ăn nhiều gừng trong thời gian dài có thể sinh toét mắt, chảy nước mắt sống. Người có tạng nóng, hay lở miệng, táo bón… cũng không nên tiêu thụ gừng vì có thể khiến tình trạng nặng hơn".

Người dùng gừng cần tránh 3 điều sau:

1. Dùng quá nhiều gừng một lúc

Theo nghiên cứu của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), việc ăn quá nhiều gừng sẽ làm tăng nguy cơ gây ung thư gan vì gừng chứa nhiều chất safrol. Nghiên cứu này đã được thử nghiệm trên chuột bằng cách thêm 0,04% đến 1% hàm lượng safrol vào thức ăn của chuột trong 150 ngày đến 2 năm và kết quả là những con chuột này đã mắc bệnh ung thư gan.

Ngoài ra, gừng hư thối cũng có thể tạo ra độc tố gây ung thư cho con người, do đó chúng ta chỉ nên ăn vừa phải để tránh xa những tác dụng phụ nguy hiểm

Gừng là 'thần dược' trị bách bệnh nhưng dễ thành 'thuốc độc' nếu phạm phải 4 điều cấm kỵ sau - Ảnh 3.

2. Ăn gừng vào buổi tối

Cổ nhân cho hay "Ăn gừng buổi sáng còn bổ hơn sâm, dùng gừng ban đêm chẳng khác nào ăn thạch tín". Lý do là vào buổi tối, dương khí thu lại, âm khí trong cơ thể nhiều hơn, tính nóng của củ gừng sẽ phát huy tác hại, gây ra đau bụng, khó ngủ, nóng trong cho người dùng.

3. Những người không nên dùng nhiều gừng

- "Người thiếu âm": Những người "thiếu âm" thường có cấu tạo da khô, đặc trưng nhất là tay và chân luôn nóng, dễ đổ mồ hôi tay, hay khô miệng, khô mắt, mũi, da… Cảm thấy khó chịu, ngủ kém. Nếu dùng nhiều gừng sẽ làm các triệu chứng "thiếu âm" trở nên nghiêm trọng hơn.

- Người nóng trong: Vì gừng có tính ấm nên có thể khiến người nóng trong cảm thấy khó chịu hơn, nếu nhất định phải dùng thì hãy sử dụng thuốc cảm lạnh để trung hòa độ nóng của gừng khi ăn gừng.

- Người mắc bệnh gan: Với bệnh nhân bị bệnh gan tốt nhất không nên ăn gừng vì nó kích thích các hoạt động bài tiết của tế bào gan, rất có hại khi các tế bào này trong trạng thái bị kích thích, thậm chí dẫn đến hoại tử.

Gừng là 'thần dược' trị bách bệnh nhưng dễ thành 'thuốc độc' nếu phạm phải 4 điều cấm kỵ sau - Ảnh 5.

- Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng: Gừng có tác động mạnh mẽ đến niêm mạc dạ dày. Nếu đang bị kích ứng niêm mạc hoặc có vết loét mà dùng gừng sẽ kích thích thêm quá trình này, khiến dạ dày bị quá tải, dẫn đến tổn thương nghiêm trọng hơn.

- Người bị huyết áp cao: Người có huyết áp cao thì không thể dùng gừng trong bất cứ lý do gì, nhất là uống nước gừng vào đúng thời điểm huyết áp tăng kẻo tình trạng nặng hơn, từ đó có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến.

- Phụ nữ đang mang thai: Một số nghiên cứu cũng chỉ ra, tiêu thụ gừng với liều lượng lớn có thể ảnh hưởng đến hormone giới tính của em bé hoặc gây sảy thai, chảy máu khi mang thai. Đặc biệt, bà bầu không nên dùng gừng vào nửa cuối thai kỳ vì có thể tác động làm tăng huyết áp. Trong thời kỳ cho con bú cũng nên cẩn trọng với gừng vì nó được bài tiết vào sữa mẹ và có thể gây mất ngủ với trẻ nhỏ.

Lưu ý: Không gọt vỏ gừng trước khi dùng

Nhiều người có thói quen nạo sạch vỏ gừng trước khi sử dụng nhưng đây hoàn toàn là cách làm sai vì vỏ gừng có vai trò quan trọng trong việc phát huy dược tính của loại củ này. Bạn không nên gọt vỏ củ gừng mà chỉ nên rửa sạch dưới nước kẻo làm mất tác dụng quý báu của nó.

(Nguồn: Sina health, health)

Chia sẻ