Gợi ý cách cải thiện tình trạng trẻ ăn chậm hoặc ăn quá nhanh

Phan Hằng,
Chia sẻ

Trẻ ăn nhanh thì ảnh hưởng đến tiêu hóa, trẻ ăn chậm thì ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Vậy đâu là phương pháp tối ưu giúp trẻ cân bằng được thời gian ăn uống của mình.

Tốc độ ăn ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

Một đứa trẻ ăn nhanh, thường nuốt thức ăn mà không nhai, điều này gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Hơn nữa, nếu trẻ ăn nhanh trong thời gian dài sẽ có xu hướng dễ bị béo phì cao gấp nhiều lần.

Gợi ý cách cải thiện tình trạng trẻ ăn chậm hoặc ăn quá nhanh - Ảnh 1.

Trẻ ăn quá nhanh hay quá chậm đều không tốt (Ảnh minh họa).

Một đứa trẻ ăn chậm, lâu dần trở thành một thói quen không tốt, năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng thường xuyên bị thiếu do sự mất kiên nhẫn từ bố mẹ hoặc người giữ trẻ. Mặc dù tình trạng ăn chậm của trẻ thường diễn ra ở nhà, tuy nhiên nó cũng có thể trở thành thói quen ngay cả khi đi nhà trẻ hoặc ở trường học. Việc sống và học trong một cộng đồng tập thể, bắt buộc phải hoàn thành việc ăn đúng giờ, vì vậy nếu trẻ thường xuyên ăn chậm sẽ ảnh hưởng đến mọi người.

Nguyên nhân của việc ăn nhanh, ăn chậm

Một trong những lý do mà trẻ ăn nhanh là chúng thường cho thức ăn vào miệng nhiều, nhanh, và không nhai. Hãy thử nuốt mà không cần nhai, bạn sẽ bất ngờ khi mình có thể ăn nhanh đến vậy. Trẻ em thường ăn một mình cũng có xu hướng ăn nhanh hơn vì chúng sẽ không thể nói chuyện với ai.

Với trẻ nhỏ, tình trạng ăn chậm phổ biến hơn ăn nhanh. Có khá nhiều lý do để một đứa trẻ ăn chậm, chẳng hạn như không đói, trẻ quan tâm đến thứ khác như đồ chơi, trò chơi, món ăn trẻ không thích... hoặc nó có thể liên quan đến tính cách của trẻ.

Gợi ý cách cải thiện tình trạng trẻ ăn chậm hoặc ăn quá nhanh - Ảnh 2.

Với trẻ nhỏ, tình trạng ăn chậm phổ biến hơn ăn nhanh (Ảnh minh họa).

Làm thế nào để có thể cải thiện?

Nếu muốn con bạn ăn chậm lại và có ý thức về việc nhai tốt, hãy cắt thức ăn với kích thước lớn hơn, không được quá mềm, điều này sẽ làm tăng tần suất cắn và nhai một cách tự nhiên. Đối với những trẻ có khoang miệng rộng, thường cho đồ ăn nhiều vào một lúc thì nên sử dụng thìa hoặc nĩa nhỏ. Nếu trẻ ăn cùng với gia đình, mọi người cùng trò chuyện vui vẻ với nhau cũng có thể cải thiện tình hình.

Nếu muốn con bạn ăn nhanh hơn, hãy đặt trẻ vào môi trường chỉ có thể tập trung vào việc ăn. Điều này giúp loại bỏ nguyên nhân gây mất tập trung như xem tivi, chơi đồ chơi, xác định đúng thời điểm trẻ đói và quy định thời gian ăn tối đa là bao nhiêu phút. Bố mẹ cần quan tâm và tạo động lực khích lệ khi trẻ ăn hết bữa ăn của mình.

Gợi ý một số bữa ăn dành cho trẻ

Đối với trẻ ăn nhanh, cần bổ sung nhiều hơn các nguyên liệu giàu chất xơ để tăng cường khả năng nhai. Ví dụ khi nấu súp rau củ, hãy cắt cà rốt, khoai tây... thành từng miếng to, thêm nấm và rong biển để trẻ nhai được nhiều hơn. Các món như salad dưa chuột cũng rất tốt cho trẻ.

Gợi ý cách cải thiện tình trạng trẻ ăn chậm hoặc ăn quá nhanh - Ảnh 3.
Gợi ý cách cải thiện tình trạng trẻ ăn chậm hoặc ăn quá nhanh - Ảnh 4.
Gợi ý cách cải thiện tình trạng trẻ ăn chậm hoặc ăn quá nhanh - Ảnh 5.
Gợi ý cách cải thiện tình trạng trẻ ăn chậm hoặc ăn quá nhanh - Ảnh 6.

Viêc trang trí món ăn bắt mắt, thay đổi thực đơn có thể khiến trẻ ăn nhanh hơn (Ảnh minh họa).

Đối với trẻ ăn chậm, bạn có thể nấu các món như rau xào, trứng chiên ăn cùng với cơm trắng, bò bít tết cắt miếng nhỏ... thay đổi thực đơn trở nên nhiều màu sắc, hấp dẫn hơn, từ đó kích thích trẻ ăn nhanh hơn.

Nguồn: Mama

Chia sẻ