Tự chẩn đoán thai ngoài tử cung và cách phòng tránh

Quyên Quyên - Theo PcBaby,
Chia sẻ

Cho nên chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên nắm rõ những kiến thức dưới đây để biết cách tự chẩn đoán và kịp thời xử lý thai ngoài tử cung ở giai đoạn đầu.

Thai ngoài tử cung thường là nguyên nhân gây xuất huyết trong rất nghiêm trọng, có thể gây sốc thậm chí gây tử vong.

5 điểm chú ý

1. Chậm kinh: đa số các bệnh nhân trước khi phát bệnh thường trong tình trạng chậm kinh tạm thời, thường ở khoảng 6 tuần.

2. Đau bụng: đau bụng là hiện tượng phổ biến chiếm đến 95%, những cơn đau thường phát sinh bất ngờ tại vùng bụng dưới có thể đau như bị cắt thịt hoặc đau dồn dập từng cơn đồng thời buồn nôn.

3. Tiêu chảy: nếu bị thai ngoài dạ con cũng xuất hiện tình trạng tiêu chảy. Nếu như không chú ý phân tích bệnh tình rất có thể hiểu lầm cho rằng đó là do tiêu hoá kém hoặc mắc bệnh đường ruột cấp.

4. Xuất huyết âm đạo: ra huyết có màu nâu đậm, lượng không nhiều, có thể lượng máu ra không nhiều hơn lượng kinh nguyệt.
 
5. Cơn choáng: có thể dẫn đến chóng mặt, sắc mặt nhợt nhạt, hẹp mạch, huyết áp hạ thấp, ra nhiều mồ hôi lạnh do vậy dẫn đến hiện tượng hôn mê, choáng… Thai ngoài tử cung dẫn đến hôn mê cũng rất dễ hiểu lầm là do hiện tượng giảm đường huyết.
 

Tránh nguy cơ thai ngoài tử cung

1. Mang thai và cách phòng tránh thai: Nên chọn thời điểm mà vợ chồng có tình trạng về sức khoẻ và tinh thần tốt nhất để mang thai. Nếu bạn chưa sẵng sàng tâm lý làm mẹ thì bạn nên làm tốt công tác phòng tránh thai. Làm tốt công tác này tức là về căn bản bạn đã ngăn chặn phát sinh mang thai ngoài tử cung.

2. Kịp thời điều trị khi cơ quan sinh sản bị nhiễm bệnh: Viêm nhiễm là thủ phạm hàng đầu khiến ống dẫn trứng bị thu hẹp, các biện pháp nạo phá thai làm tăng thêm tỷ lệ viêm nhiễm và lớp màng mỏng trong tử cung thâm nhập vào ống dẫn trứng gây nên hiện tượng tắc nghẽn gây mang thai ngoài tử cung. Các bệnh trong tử cung như ung nhọt trong tử cung, bong màng trong tử cung vào ống dẫn trứng… có thể khiến thay đổi hình dạng chức năng của ống dẫn trứng. Nếu bạn kịp thời điều trị những bệnh trên bạn có thể đã giảm thiểu được khả năng có thai ngoài tử cung.

3. Thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm: Nếu như bạn đã từng một lần có thai ngoài tử cung, rồi lại lần mang thai tiếp theo cũng vậy, cứ thế sự tự tin làm mẹ của bạn dần mất đi. Khi nghĩ tới bạn sẽ là mẹ của một em bé khoẻ mạnh bạn có thể nhờ vào sự giúp đỡ của khoa học tiến bộ ngày nay bằng cách thụ tinh trong ống nghiệm. Sau khi tinh trùng và trứng đã được “kết hợp” thuận lợi, trứng đã thụ tinh có thể được đưa vào tử cung của mẹ một cách an toàn.
 

Cơ hội trổ tài cho các bạn nấu ăn ngon chụp ảnh đẹp đây: click vào GIA ĐÌNH KHEN NGON để xem thể lệ dự thi và xuýt xoa với giải thưởng nào!!!

Chia sẻ