Giày cao gót làm hại cổ tử cung

Linh Linh (Theo Chinadaily),
Chia sẻ

Giày cao gót là “trợ thủ” đắc lực trong việc làm đẹp của phái nữ. Tuy nhiên, đằng sau vẻ thẩm mỹ ấy là nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, nhất là với cổ tử cung.

Phụ nữ đi giày cao gót sẽ có dáng đi uyển chuyển, mềm mại. Đối với những cô nàng chân ngắn, nó sẽ là một vị “cứu tinh”. Nhưng bạn có biết tác hại của giày cao gót đến các bộ phận cơ thể nói riêng và sức khỏe nói chung của bản thân không?

Chuyên mục Sức khỏe sẽ gửi đến các bạn những thông tin cần thiết này.
 

Lưng

Tư thế cong tự nhiên của lưng có tác dụng như bộ phận giảm xóc nhằm làm giảm áp lực lên cột sống. Đi giày cao gót có thể gây tác hại tới xương gai cột sống. Khi di chuyển, giày cao gót khiến cơ thể bạn luôn bị ngả về phía trước và phản ứng tự nhiên là cơ thể sẽ giảm phần cong phía dưới lưng để giữ cơ thể được thẳng. Nếu tư thế này không được cải thiện thì nó sẽ dẫn đến hiện tượng đau lưng vì hệ cơ phải làm việc quá sức.
 
Trong điều kiện công việc, nếu không nhất thiết phải đi những đôi giày cao gót thì những đôi giày bệt là một sự lựa chọn hoàn hảo. Áp lực sẽ được trải đều trên bàn chân, và sự thăng bằng của cơ thể cũng không gây áp lực nhiều cho lưng cũng như cột sống.
 

Khớp gối

Một số nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa việc sử dụng giày gót cao làm tăng nguy cơ viêm khớp đầu gối và căng gối.
 
Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh viêm khớp xương đầu gối mãn tính cao gấp đôi so với nam giới. Khi đi giày cao gót, đầu gối ở tư thế cong, còn xương ống chân lại ở tư thế ngược lại. Tư thế này sẽ tạo áp lực lên phần bên trong đầu gối. Theo nghiên cứu của một nhóm nghiên cứu từ Đại học Harvard, việc sử dụng giày có gót cao hơn 7 cm sẽ làm tăng nguy cơ viêm khớp đầu gối khoảng 24%.

Mắt cá chân

Giày cao gót giới hạn sự chuyển động và sức mạnh của khớp nối mắt cá chân. Các cơ bắp chân bị ngắn lại bởi độ cao của gót giày và sẽ bị mất sức mạnh khi bạn đứng trên mặt đất. Vị trí của mắt cá chân còn có thể dẫn tới hiện tượng gân nối giữa bắp chân với gót chân bị ngắn lại và gây kéo căng cơ liên kết với xương gót chân.
 

 Da và ngón chân

Theo y  học, cấu trúc vòm của bàn chân giúp chúng ta chịu đựng được trọng lực cơ thể một cách dễ dàng khi đứng thẳng. Việc đi giày cao gót sẽ khiến trọng lực của cơ thể đổ về phía trước, phá vỡ cấu trúc này, áp lực dồn vào các ngón chân dễ dẫn đến đau các ngón chân.

Mũi giày hẹp, nhọn có thể gây ra các hiện tượng như chai, phồng và rộp da. Khi mũi chân bị bó hẹp trong mũi giày nhọn ở phần đầu, các ngón chân (nhất là ngón chân cái) sẽ bị vẹo ra ngoài, các ngón khác dễ bị thoái hóa sớm, hoặc biến dạng khoằm xuống, dễ kéo theo các bệnh về móng như móng chân mọc ngược vào thịt, bị nấm móng…
 

Sức khỏe sinh sản

Giày cao gót có thể trở thành mối đe dọa cho sinh hoạt tình dục và sinh sản của chị em. Cả Đông y lẫn Tây y đều cảnh báo khi đi giày cao gót, vì khi gót chân ở vị trí cao hơn so với mũi bàn chân, chân phải trực tiếp chịu sức nặng cơ thể, mô mềm gan bàn chân dù có tác dụng như một “đòn” giảm sóc cũng không thể chịu đựng được tải trọng quá lớn một cách thường xuyên. Sự gồng gánh này gây nên tình trạng chấn thương kéo dài, thậm chí gây ảnh hưởng cổ tử cung.
 
Khi mang giày cao gót thường xuyên, bộ máy “nội tạng” bị ảnh hưởng tiêu cực. Hoạt động của hệ thống niệu sinh dục có thể bị nguy hại dẫn tới những thay đổi của các cơ quan bên trong. Kết quả là chị em có thể bị lãnh cảm vì máu lưu thông không đều đến khu vực xương chậu. Khả năng khác là làm cho khung xương chậu bị nghiêng sang một bên, dẫn tới rối loạn kinh nguyệt, đau bụng mỗi khi hành kinh và giảm một số chức năng của bụng, dẫn đến khả năng thụ thai kém.
Chia sẻ