Giật mình trước những tiêu chuẩn kén vợ ngược đời thời bố mẹ: Nghề giáo, nhà văn cũng không địch nổi ba chữ danh giá này!

Tưởng Ký,
Chia sẻ

Thời nay kén vợ phải đẹp như tiên hoặc như Tây, riêng thời bố mẹ chúng ta, đẹp thôi thì chưa đủ.

Những năm 70, 80 cái thời mà “thịt thì đuôi đuối / cá biển mất mùa / đậu phụ chua chua / nước chấm nhạt thếch” thì chuyện dựng vợ gả chồng mang nhiều ý nghĩa hơn cả gắn kết đôi lứa. Các thanh niên vẫn tâm niệm: “Lúc nhỏ cậy mẹ cậy cha, lớn lên nhờ vợ về già cậy con”, thế nên khi còn trai trẻ thì phải kén vợ sao cho khéo. Ba điều nằm lòng khi kén vợ là:

Vợ đẹp là vợ tròn trăng...

Giật mình trước những tiêu chuẩn kén vợ ngược đời thời bố mẹ: Nghề giáo, nhà văn cũng không địch nổi ba chữ danh giá này! - Ảnh 1.

Không phải V-line, mặt tròn mới là xu hướng của các cô gái (Ảnh: Vietnam Magazine).

Thời thế thay đổi, nếu ngày nay các anh hạnh phúc với vợ đẹp như Tây thì ngày xưa, vợ đẹp như tiên đã là cả một gia tài. Chuẩn con gái đẹp ngày ấy sẽ là: mặt tròn như trăng rằm, lông mày lá liễu cong cong mảnh dẻ, đôi mắt hai mí to tròn và một bờ môi chúm chím. Mặt tròn tượng trưng cho sự phúc hậu, viên mãn, xu hướng này ảnh hưởng từ chuẩn mực vẻ đẹp thời xưa, con gái phải khuôn trăng đầy đặn mới gọi là đẹp.

Giật mình trước những tiêu chuẩn kén vợ ngược đời thời bố mẹ: Nghề giáo, nhà văn cũng không địch nổi ba chữ danh giá này! - Ảnh 2.

Khuôn mặt bầu bĩnh với lông mày tỉa thật mỏng và thật cong (Ảnh: Internet).

Các cụ rất kỵ lấy vợ có gò má cao, miệng rộng vì lý lẽ “đàn ông miệng rộng thì sang, đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà”. Đặc biệt ở giai đoạn “đói dắt mang tai, đói trẹo hàm nhai” thì sự hoang phí là phải tuyệt đối tránh.

Giật mình trước những tiêu chuẩn kén vợ ngược đời thời bố mẹ: Nghề giáo, nhà văn cũng không địch nổi ba chữ danh giá này! - Ảnh 3.

Mái tóc dài, dày và đen là niềm ao ước của bao chàng trai những năm 70 (Ảnh: Vietnam Magazine).

Vợ đẹp là người có mái tóc dài, đen mượt, được ướp hương nhu, hương bồ kết. Tân thời hơn, các cô gái có thể cặp ba lá, tết bím phi dê, uốn tóc kiểu ô-xi hoặc ô van. Trước thời mở cửa, nếu cô gái nào ăn mặc phá cách quá thì sẽ bị đánh giá là kệch cỡm, lố lăng nên vẻ đẹp chuẩn mực, kín đáo lên ngôi và được ưa chuộng hơn cả.  

Giật mình trước những tiêu chuẩn kén vợ ngược đời thời bố mẹ: Nghề giáo, nhà văn cũng không địch nổi ba chữ danh giá này! - Ảnh 4.

Nếu khá giả, các cô sẽ tạo kiểu ô xi hoặc ô van thời thượng, hoặc tết bím cũng đủ xinh rồi (Ảnh: Internet).

Một cái tên hơn trăm thứ nghề!

Ai cũng hiểu nỗi thống khổ của đặt gạch xếp hàng, có nhà xếp từ ba giờ sáng đến tận trưa, đến lượt mình thì hết thịt. Bất lực, uất ức nhưng biết làm gì ngoài khóc tu tu. Thế nên thời ấy ai quen thân với các cô mậu dịch viên cửa hàng phân phối thì cứ phải gọi là hết sẩy con nhà bà Bảy, hết ý con nhà bà Tý! Được các cô về làm vợ nữa thì đời một bước lên tiên, gánh lo cơm áo vơi đi phân nửa.

Mậu dịch viên - Ba chữ quyền lực và danh giá!

Giật mình trước những tiêu chuẩn kén vợ ngược đời thời bố mẹ: Nghề giáo, nhà văn cũng không địch nổi ba chữ danh giá này! - Ảnh 5.

Nghề hot thời bao cấp: Mậu dịch viên (Ảnh: Internet).

Giật mình trước những tiêu chuẩn kén vợ ngược đời thời bố mẹ: Nghề giáo, nhà văn cũng không địch nổi ba chữ danh giá này! - Ảnh 6.

Lấy vợ làm mậu dịch là ước mơ của đại đa số các chàng trai thời bấy giờ (Ảnh: Internet).

Đắt giá nhất phải kể đến các cô mậu dịch lương thực thực phẩm vì chưa bao giờ các cô bị ế! Nhà có vợ làm mậu dịch thì bữa cơm có đồ ăn tươi ngon, gạo không bị mốc, vải cũng xí được phần lành lặn cho con cho chồng. Quyền lực như vậy nên đây xứng đáng là tiêu chuẩn sống còn để kén vợ.

Giật mình trước những tiêu chuẩn kén vợ ngược đời thời bố mẹ: Nghề giáo, nhà văn cũng không địch nổi ba chữ danh giá này! - Ảnh 7.

Người ta đã từng ví nghề mậu dịch là nghề thét ra lửa và không cần phải sợ ai (Ảnh: Internet).

Mậu dịch viên thời bao cấp (Clip: Youtube).

Xếp sau nhưng không kém phần được mong đợi là các cô thủ kho hoặc nhà bếp. “Giàu thủ kho, no nhà bếp” là có nguyên do của nó, vợ làm nghề này thì gia đình thêm vài món một bữa, có của ăn của để tích cóp cho tương lai.

Giật mình trước những tiêu chuẩn kén vợ ngược đời thời bố mẹ: Nghề giáo, nhà văn cũng không địch nổi ba chữ danh giá này! - Ảnh 9.

Nghề giáo viên thời xưa (Ảnh: Hình ảnh Việt Nam).

Người ta nói chuột cùng sào mới vào sư phạm, thế nên các cô làm nghề giáo, cùng với ba nghề báo, đài, viết văn trở nên kém hấp dẫn. Các anh lý giải đơn giản:

Nhà văn, nhà giáo, nhà báo, nhà đài

Bốn nhà cộng lại bằng hai nhà nghèo.

Bởi thế, nếu không được làm mậu dịch viên hay thủ kho nhà bếp, con gái những năm 70, 80 thường làm nghề may vá, bán chất đốt hoặc bơm mực bút bi, thu mua lông gà lông vịt. Những nghề thiết thực, ai cũng cần và nhất là không sợ ế!

Giật mình trước những tiêu chuẩn kén vợ ngược đời thời bố mẹ: Nghề giáo, nhà văn cũng không địch nổi ba chữ danh giá này! - Ảnh 10.

Nghe thì hơi nực cười, nhưng đây là một nghề có thật giai đoạn cuối 75 đầu 80 (Ảnh: Internet).

Giật mình trước những tiêu chuẩn kén vợ ngược đời thời bố mẹ: Nghề giáo, nhà văn cũng không địch nổi ba chữ danh giá này! - Ảnh 11.

Gia công trong xưởng cơ khí cũng là một lựa chọn không tồi (Ảnh: Internet).

Giật mình trước những tiêu chuẩn kén vợ ngược đời thời bố mẹ: Nghề giáo, nhà văn cũng không địch nổi ba chữ danh giá này! - Ảnh 12.

Bán chất đốt - nghề không bao giờ ế chỉ xếp sau mậu dịch viên (Ảnh: Internet).

Chắt chiu và nhẫn nhịn

Giai đoạn nghèo khó bao trùm toàn bộ các sắc thái của cuộc sống nên một người vợ chuẩn mực phải là người biết chắt chiu, lo toan và gồng gánh gia đình, biết nhẫn nhịn trước cái đói kém, bất công và biết thu vén cho chồng con.

Giật mình trước những tiêu chuẩn kén vợ ngược đời thời bố mẹ: Nghề giáo, nhà văn cũng không địch nổi ba chữ danh giá này! - Ảnh 13.

Phụ nữ xưa thường phải xoay sở đủ thứ nghề để nuôi gia đình (Ảnh: Hình ảnh Việt Nam).

Giật mình trước những tiêu chuẩn kén vợ ngược đời thời bố mẹ: Nghề giáo, nhà văn cũng không địch nổi ba chữ danh giá này! - Ảnh 14.

Hoặc tranh thủ nuôi giấu lợn trong nhà tắm để cuối năm bán lấy tiền ăn Tết (Ảnh: Internet).

Giật mình trước những tiêu chuẩn kén vợ ngược đời thời bố mẹ: Nghề giáo, nhà văn cũng không địch nổi ba chữ danh giá này! - Ảnh 15.

Vừa trông con vừa bán vé số trên vỉa hè Hà Nội (Ảnh: Hình ảnh Việt Nam).

Mì chính có đếch

Vải sợi chưa về

Săm lốp thiếu ghê

Cái gì cũng thiếu...

Vậy đấy, khi cuộc sống bị bủa vây bởi chữ thiếu tứ bề thì tiêu chuẩn kén vợ cũng không nằm ngoài sự chi phối ấy. Nhưng nói là như vậy, tiêu chuẩn cũng đâu thể ngăn được các bố các mẹ đến với nhau bằng tình yêu đơn thuần và chất phác. Nhân một ngày gió về, chị em hãy quây quần bên gia đình và tỉ tê hỏi chuyện các cụ đã đến với nhau thế nào. Tôi dám cá rằng sẽ có những câu chuyện lần đầu được kể cho mà xem!

Giữa vòng quay bộn bề của cuộc sống, đôi khi khoảng cách thế hệ khiến bố mẹ và con cái xa nhau. Đã bao lâu rồi chúng ta chưa ngồi bên bố mẹ để tỉ tê về những chuyện xưa cũ, về những niềm vui và nỗi buồn đã qua?

Chuỗi bài viết Chuyện xưa kể lại đem đến một góc nhìn vừa quen vừa lạ về tình yêu, cuộc sống hôn nhân & gia đình những năm 70, 80 của thế kỷ trước – Thời của đói kém, khó khăn nhưng cũng không thiếu những nguồn vui!

Hãy chậm rãi tận hưởng những con chữ để thêm yêu và thấu hiểu những con người của một thời đã xa chị em nhé.

Chia sẻ