Giành Ảnh Đế giải Kim Tượng nhưng Cổ Thiên Lạc vẫn "chào thua" Châu Tấn

Thu Thảo,
Chia sẻ

Dù thắng giải Ảnh Đế nhưng Cổ Thiên Lạc vẫn bại dưới tay Châu Tấn - Hoắc Kiến Hoa trong cuộc chiến giành giải "Phim xuất sắc nhất" của Kim Tượng.

Tối 15/4, lễ trao giải thưởng Kim Tượng lần thứ 37 năm 2018 đã diễn ra tại Hồng Kông với sự góp mặt của loạt sao Hoa ngữ đình đám. Năm nay, Kim Tượng có 19 hạng mục tranh giải, trong đó hạng mục khiến người hâm mộ mong đợi, kỳ vọng nhất là Ảnh Đế - Nam diễn viên chính xuất sắc nhất.

Giành Ảnh Đế giải Kim Tượng nhưng Cổ Thiên Lạc vẫn chào thua Châu Tấn - Ảnh 1.
Giành Ảnh Đế giải Kim Tượng nhưng Cổ Thiên Lạc vẫn chào thua Châu Tấn - Ảnh 2.

Cổ Thiên Lạc.

Đúng như dự đoán, Cổ Thiên Lạc đã xuất sắc vượt qua hàng loạt đối thủ nặng ký để chạm tay đến tượng vàng Kim Tượng. Kết quả này khiến đông đảo khán giả hài lòng vì phản ánh đúng năng lực diễn xuất và những cố gắng mà Cổ Thiên Lạc đã bỏ ra. Bộ phim giúp Cổ Thiên Lạc giành chiến thắng là Sát phá lang: Tham lang - tác phẩm từng càn quét hàng loạt lễ trao giải với vô số những giải thưởng nặng ký. Tại Kim Tượng 37, Sát phá lang: Tham lang đã chiếm 9 giải đề cử trong 19 hạng mục đề cử.

Giành Ảnh Đế giải Kim Tượng nhưng Cổ Thiên Lạc vẫn chào thua Châu Tấn - Ảnh 3.

Dù giúp Cổ Thiên Lạc giành chiến thắng ở hạng mục Ảnh Đế, tuy nhiên Sát phá lang: Tham lang lại thất bại khi tranh giải tại hạng mục Phim xuất sắc nhất. Tác phẩm vượt mặt Sát phá lang - Tham lang chính là Bao giờ trăng sáng do Hứa An Hoa làm đạo diễn, Châu Tấn - Hoắc Kiến Hoa đóng chính.

Giành Ảnh Đế giải Kim Tượng nhưng Cổ Thiên Lạc vẫn chào thua Châu Tấn - Ảnh 4.

Hoắc Kiến Hoa...

Giành Ảnh Đế giải Kim Tượng nhưng Cổ Thiên Lạc vẫn chào thua Châu Tấn - Ảnh 5.

...và Châu Tấn trong "Bao giờ trăng sáng".

Bao giờ trăng sáng được ghi hình tại vùng Quảng Đông, Trung Quốc. Phim dựa vào một câu chuyện có thật, xảy ra vào thập niên 40 của thế kỷ 20. Trong phim, Châu Tấn đóng vai Phương Cô – một phụ nữ mạnh mẽ, luôn sẵn sàng đối mặt với chông gai, thử thách. Phương Cô gây tiếng vang với lớp trí thức thời bấy giờ bởi việc dẫn đầu cuộc chiến chống kẻ thù xâm lăng tại Hồng Kông.

Hoắc Kiến Hoa đóng vai Lý Cẩm Vinh – một trí thức nhiệt huyết, yêu cuộc sống và đam mê văn nghệ. Giữa Lý Cẩm Vinh với Phương Cô là tình yêu đương sâu nặng. Dẫu cho phải đứng giữa súng đạn, hiểm nguy, hai người vẫn không ngừng dành sự quan tâm cho nhau.

Ở một diễn biến khác, nữ diễn viên Mao Thuần Quân cũng được Kim Tượng lần thứ 37 vinh danh ở hạng mục Thị Hậu - Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho vai diễn trong bộ phim Hoàng Kim Hoa. Trong dự án Hoàng Kim Hoa, Mao Thuần Quân đóng vai một người mẹ đau khổ, luôn mang nỗi buồn phiền, lo lắng vì có con trai mắc bệnh tự kỷ.

Giành Ảnh Đế giải Kim Tượng nhưng Cổ Thiên Lạc vẫn chào thua Châu Tấn - Ảnh 6.

Mao Thuần Quân.

Giành Ảnh Đế giải Kim Tượng nhưng Cổ Thiên Lạc vẫn chào thua Châu Tấn - Ảnh 7.
Giành Ảnh Đế giải Kim Tượng nhưng Cổ Thiên Lạc vẫn chào thua Châu Tấn - Ảnh 8.

Cặp đôi Cổ Thiên Lạc - Mao Thuần Quân.

Giành Ảnh Đế giải Kim Tượng nhưng Cổ Thiên Lạc vẫn chào thua Châu Tấn - Ảnh 9.

Khương Hạo Văn.

Giành Ảnh Đế giải Kim Tượng nhưng Cổ Thiên Lạc vẫn chào thua Châu Tấn - Ảnh 10.

Thành Long cũng tham gia lễ trao giải với tư cách khách mời.

Kết quả giải Kim Tượng lần thứ 37

- Phim xuất sắc nhất: Bao giờ trăng sáng

- Đạo diễn xuất sắc: Hứa An Hoa (Bao giờ trăng sáng)

- Nam diễn viên xuất sắc: Cổ Thiên Lạc (Sát phá lang: Tham lang)

- Nữ diễn viên xuất sắc: Mao Thuần Quân (Hoàng Kim Hoa)

- Biên kịch xuất sắc: Trương Ngải Gia, Du Hiểu Dĩnh (Tương thân tương ái)

- Nam diễn viên phụ xuất sắc: Khương Hạo Văn (Chuyên gia gỡ mìn)

- Nữ diễn viên phụ xuất sắc: Diệp Đức Nhàn (Bao giờ trăng sáng)

- Diễn viên triển vọng: Lăng Văn Long (Hoàng Kim Hoa)

- Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc: Văn Niệm Trung, Lợi Quốc Lâm (Bao giờ trăng sáng)

- Thiết kế trang phục xuất sắc: Dư Gia An, Lợi Bích Quân (Tây du phục yêu)

Chia sẻ