Thực hư chuyện "Bụi đời Chợ Lớn" có tên tiếng Anh là "Chinatown"

Theo Kênh 14,
Chia sẻ

Đạo diễn Charlie Nguyễn đã trả lời về việc "Bụi đời Chợ Lớn" có tên tiếng Anh là "Chinatown" đang gây hoang mang dư luận.

Gặp rắc rối trong khâu kiểm duyệt, nhưng Bụi đời Chợ Lớn vẫn được khán giả và dư luận ủng hộ mạnh mẽ. Tuy nhiên mới đây, một bức ảnh chụp bìa kịch bản Bụi đời Chợ Lớn đã bị rò rỉ, trên đó viết tựa tiếng Anh của phim là Chinatown. Theo thông tin kèm theo ảnh thì đây là kịch bản ban đầu phía đoàn phim nộp lên cho Hội đồng thẩm định Cục Điện ảnh duyệt nội dung.

Thực hư chuyện

Sự việc này đã khiến nhiều người ngỡ ngàng và không khỏi hoang mang. Thậm chí có người còn cho rằng đây là một cú chơi khăm của đối thủ nhằm hạ bệ bộ phim. Tuy nhiên, một bộ phận khán giả đã tỏ ra bức xúc, quay lưng lại với Bụi đời Chợ Lớn vì tựa đề này.

Mới đây, đạo diễn Charlie Nguyễn đã chính thức lên tiếng về sự việc này. Theo đó, anh thừa nhận đúng là trong kịch bản ban đầu nộp cho Cục, Bụi đời Chợ Lớn có tên tiếng Anh là Chinatown.

Giải thích lý do, Charlie cho biết khi đó bắt buộc phải có cả tên Việt lẫn tên Anh, nhưng đoàn phim chưa nghĩ ra tên tiếng Anh nên dùng tạm cái tên Chinatown - vốn là cách mọi người trong đoàn thường dùng để gọi dự án này. (Nhiều người trong ekip Bụi đời Chợ Lớn là Việt Kiều nên quen cách gọi nơi tập trung nhiều người gốc Hoa làm ăn, sinh sống như khu Chợ Lớn ở Sài Gòn là "Chinatown".)

Tuy nhiên, Charlie cũng khẳng định: Sau khi nhận phản hồi từ Cục yêu cầu đổi tên Chinatown vì tính chất nhạy cảm, đoàn làm phim đã đổi tên tiếng Anh của phim thành Cho Lon và chỉ dùng tên mới này trên các phương tiện truyền thông nước ngoài.

Thực hư chuyện

Nam diễn viên chính Johnny Trí Nguyễn cũng không kìm được bức xúc, bày tỏ trên trang cá nhân của mình: "Từ Chinatown trong tiếng Anh có nghĩa là khu phố có nhiều người gốc Hoa làm kinh doanh. Trên thế giới gần như thành phố lớn nào cũng có. Những nơi đấy cũng là điểm du lịch đa văn hóa cho khách tới tham quan thành phố. Chinatown không có nghĩa là "làng của Trung Quốc - Chinese Town". Còn nếu ghi là "China Town" thì cũng sai ngữ pháp hoàn toàn. Tóm lại, người nước ngoài cũng thường gọi khu Chợ Lớn của thành phố mình là Chinatown.

Có thể khi anh Charlie Nguyễn (tác giả, đạo diễn - PV) bàn về đề cương phim này với anh Vincent Ngô (nhà biên kịch của phim Hancock - PV) thì anh Vincent thường dùng từ "Chinatown" khi nói đến dự án, anh Vincent không sõi tiếng Việt. Vì lúc đó còn chưa có kịch bản cũng như chưa có tựa đề chính thức. Và có thể vì vậy mà khi kịch bản được viết xong thì một em nào đó trong hãng phim gắn cái mạc Chinatown là tựa đề tiếng Anh cho Bụi đời Chợ Lớn khi đi in ra kịch bản để gửi trình lên Cục Điện ảnh xin góp ý kiến...

Mình chắc 10 cô chú bác và tiến sĩ ở trên đó đọc qua kịch bản này kỹ lưỡng rồi bảo quản nó tốt lắm vì thấy hình "chứng cớ" trong bài báo này thì cái bìa còn mới toanh trong khi những kịch bản dù được in ra sau này của anh em trong đoàn phim thì tanh banh rách rưới nhiều rồi. Ý quên, chắc là hình kịch bản trong bài báo này phải là hình photoshop để mô tả thôi, vì cục điện ảnh thì có trách nhiệm bảo mật kịch bản cho đoàn phim chứ ai mà xoắn tới nỗi đưa cho nhà báo trước khi phim ra rạp! Haizz, lần thứ 3.

Hơn nữa, đã có phim kinh điển Chinatown thắng giải Oscar 1974, khờ sao mà đi lấy lại tựa này?"

Johnny cũng đưa ra rất nhiều bằng chứng chứng minh đoàn phim luôn sử dụng tên tiếng Anh Cho Lon cho bộ phim khi đăng thông tin, hình ảnh về phim trên báo nước ngoài.

Thực hư chuyện
Chia sẻ