Hậu trường đỉnh cao của bom tấn gây sốt "Max Điên"

TT,
Chia sẻ

Cùng khám phá những câu chuyện hậu trường thú vị của bom tấn đang được cả thế giới nhắc tên: "Mad Max: Fury Road".

Được giới phê bình trên toàn thế giới tán thưởng, Mad Max: Fury Road đang là bom tấn gây sốt mùa hè 2015. Phía sau những thước phim hoành tráng trên màn ảnh rộng là những câu chuyện hậu trường của "đỉnh cao" không kém!

mad max: fury road

Quay thật, nói không với CGI!

Đã hơn 30 năm kể từ lần cuối cùng Mad Max xuất hiện trên màn ảnh, không ai nghĩ rằng nhân vật này sẽ trở lại, nhưng chỉ trong một chuyến bay từ Los Angeles đến Sidney, George Miller thay đổi mọi thứ. George đã mô tả tất cả những cảnh hành động trong Fury Road như một dàn nhạc tổng hợp, đâu đó vũ điệu hoang dã của rock và đi song song đó là âm thanh tinh tế của opera. “Tôi muốn đẩy khán giả lọt thỏm khỏi ghế của họ để tiến vào cuộc đối đầu căng thẳng, những cuộc ngao du không hồi kết, đồng hành với tất cả các nhân vật trong phim và dừng chân cảm nhận tại đỉnh cao câu chuyện” – đạo diễn George nói về dụng ý của mình.  

Hậu trường đỉnh cao của bom tấn gây sốt "Max Điên"

Để phát triển vẻ đẹp trong câu chuyện hoàn mới, một trong những yếu tố mấu chốt chính là ứng dụng kỹ thuật tiên tiến. Nhiều máy quay thế hệ mới để sử dụng để ghi lại những thước phim hoàn hảo nhất. Tuy nhiên, là một người luôn hạn chế việc sử dụng CGI và phông xanh đến mức thấp nhất, những cảnh di chuyển ở tốc độ cao là thách thức lớn cho đạo diễn và ekip, nhưng đối mặt và giải quyết chính là điều George giỏi nhất. 
 
mad max: fury road
Quay thật, nói không với CGI là thương hiệu của đạo diễn George Millers

Tại phim trường, có đến sự góp mặt của 150 chiếc xe để tạo nên những cảnh hoành tráng thực sự của phim. Hầu hết các chiếc xe này đã được sửa chữa và nâng cấp sao cho phù hợp với điều kiện quay phim tại sa mạc Namibia. Với khối lượng công việc khổng lồ, Mad Max có đến 1700 nhân viên tại trường quay trong giai đoạn cao điểm, và trung bình 1.000 nhân viên tại các giai đoạn khác. Toàn bộ hoạt động của đoàn làm phim cần tới năm xe tải quân sự 8 X 8 của Đức để di chuyển từ nơi này sang nơi khác. “Giống như xây một Kim Tự Tháp vô cùng lớn, chúng tôi không ở cố định 1 địa điểm, mà phải di chuyển toàn bộ cơ sở  - với kích thước bằng 3 lần sân bóng – 6 lần trong 120 ngày quay” – Nhà sản xuất Mitchell chia sẻ.    

Dàn diễn viên tự xông pha trong những cảnh quay khó

Xe tải bị đánh lật, làm nổ tung, những phân cảnh mạo hiểm trên không, hay thật chí là treo ngược người vật lộn, cát, bụi, lửa… đều là sự kết hợp giữa phối cảnh và diễn xuất, người diễn viên phải luôn ở trong cảnh quay thật và thực hiện chính xác từng hành động của nhân vật để tạo nên những thước phim vô khuyết. Charlize Theron nhớ lại những trải nghiệm trên phim trường: “Chúng tôi hoàn toàn không thở nổi trong suốt 6 tháng, tất cả diễn viên dường như đều muốn bỏ cuộc, nhưng rồi ‘tầm nhìn chỉ có George mới thấy’ đã thuyết phục mọi người ở lại và cố gắng hết mình để làm nên cái gọi là điều kỳ diệu của điện ảnh”. 

mad max: fury road

Trước khi tới Namibia để quay phim, các diễn viên đã phải trải qua một quá trình tập luyện để tự thực hiện các quay nguy hiểm mà không cần diễn viên đóng thế. Charlie đã phải trải qua những bài tập thể lực khắc nghiệt, yoga và cả những bài tập lộn ngược cơ thể. Một trong những cảnh quay khó khăn nhất cho Charlie là khi màn chiến đấu giữa cô và Max, sau đó có sự nhập cuộc của 5 cô vợ và cả Nux. Trong cảnh quay này, Furiosa phải đấu lại Max với một tay: “Khi bạn ở trong một cuộc chiến lớn, bạn giống như một con thú và điều duy nhất mà bạn nghĩ tới là sống sót, bạn không thể kiểm soát là sẽ dùng một hay cả hai tay. Thật khó để bắt bản thân chỉ được sử dụng 1 tay lúc này”.
 
mad max: fury road
Một trong những cảnh quay làm khó Charlie Theron

Còn đối với Nicholas Hoult cả quá trình làm phim như... cơn nghiện ma túy xé anh ra từng mảnh mỗi ngày, cách duy nhất để giải tỏa nó chính là diễn, diễn và diễn… “Bạn sẽ không thể tưởng tượng được cảnh mình ngồi trên một chiếc V-8 bá đạo, đập vào tai bởi tiếng gầm rú của động cơ, rồi cả bom nổ, còn người thì văng ra xa thẳng lên trời… nó thật sự rất đã, rất kích thích” – Hoult sung sướng chia sẻ. 

Tom Hardy lại so sánh cả quảng thời gian quay phim như 6 tháng liên tục trong phòng gym: “Hành động, tung hứng, rượt đuổi… từ phút đầu đến phút cuối của ngày, đến lúc này tôi vẫn còn nhớ, hay nói cách khác, cả đời tôi sẽ không bao giờ thoát khỏi những khoảnh khắc điên cuồng ấy, khi được là Max Điên”. Tại họp báo Liên hoan phim Cannes vừa diễn ra gần đây, Tom Hardy đã thú nhận anh thường nổi nóng trong quá trình quay phim: “Tôi phải xin lỗi đạo diễn George Miller vì thường xuyên bực bội trên phim trường”. Với điều kiện quay phim khắc nghiệt trên sa mạc cùng thời lượng cảnh quay lên tới 450 giờ, người diễn viên cũng khó có thể giữ được kiên nhẫn.  
 
mad max: fury road
Treo ngược, vật lộn trên không là cảnh quay đáng sợ nhất của Tom Hardy

“Không cần phải điên để làm phim về Max Điên, nhưng tôi chính là kẻ điên đó, tôi chính là Mad Max và tôi đang rong ruổi chính mình trên Con Đường Tử Thần” – Đạo diễn George Miller kết lời vào ngày cuối cùng của dự án. 

mad max: fury road
Chia sẻ