Gia tăng bệnh nhân sốt xuất huyết ở các tỉnh miền Trung, bác sĩ khuyến cáo việc cần làm để phòng bệnh sốt xuất huyết

MT,
Chia sẻ

Ngày 15/11, Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng cho biết, dịch sốt xuất huyết tại Đà Nẵng đang diễn biến phức tạp và ở mức báo động.

Số ca mắc bệnh sốt xuất huyết được điều trị tại các cơ sở y tế tăng cao, nhiều bệnh nhân phải chuyển viện từ tuyến dưới lên tuyến trên.

Theo số liệu báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng, trong khoảng 3 tuần gần đây, tại Đà Nẵng đã ghi nhận dịch bệnh sốt xuất huyết ở mức độ tăng dần, trung bình mỗi tuần có khoảng 350 ca mắc mới.

Như vậy, tính đến ngày 10/11, toàn thành phố đã xuất hiện 6.671 ca mắc sốt xuất huyết, tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2018. Tỷ lệ nhiễm sốt xuất huyết trên 1.000 dân tại thành phố Đà Nẵng là 500 ca. Đặc biệt, các ổ dịch sốt xuất huyết đã trải rộng tại các quận, huyện trên toàn thành phố với hơn 700 ổ dịch.

Gia tăng bệnh nhân sốt xuất huyết ở các tỉnh miền Trung, bác sĩ khuyến cáo việc cần làm để phòng bệnh sốt xuất huyết - Ảnh 1.

Hiện tại, Khoa Y học nhiệt đới (Bệnh viện Đà Nẵng) mỗi ngày tiếp nhận, điều trị khoảng 40-50 ca mắc sốt xuất huyết; trong đó, có hơn 30% bệnh nhân được chuyển từ các bệnh viện tỉnh lân cận. Tỷ lệ bệnh sốt xuất huyết nặng tại Khoa chiếm khoảng 5,5% tổng số ca bệnh.

Tại Quảng Trị, Sở Y tế tỉnh Quảng Trị cho biết, ghi nhận đến thời điểm này, tỉnh Quảng Trị có trên 5.000 ca mắc bệnh sốt xuất huyết và đã có một trường hợp tử vong nghi mắc căn bệnh truyền nhiễm này. Đó bệnh nhân Trương Đức Q. (SN 1967, ngụ tại phường Đông Lễ, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) nhập viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị ngày 12-11, trong tình trạng ngừng tim, ngừng thở, hôn mê sâu, da môi tím tái. Tuy nhiên, qua tiếp xúc da vẫn còn ấm nên đội ngũ y, bác sĩ đã tiến hành cấp cứu, hồi sức tích cực, sau đó nhịp tim và huyết áp bệnh nhân Q. trở lại. 

Tuy nhiên, qua tiếp xúc da vẫn còn ấm nên đội ngũ y, bác sĩ đã tiến hành cấp cứu, hồi sức tích cực, sau đó nhịp tim và huyết áp bệnh nhân Q. Tiếp tục một số xét nghiệm thì ghi nhận bệnh nhân Q. bị suy chức năng đa phủ tạng, cùng phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, do diễn biến bệnh của bệnh nhân ngày càng nặng nên đã tử vong ngay trong ngày.

Hà Tĩnh kiểm soát tốt dịch sốt xuất huyết, tính đến nay, toàn tỉnh có 167 người bị mắc sốt xuất huyết được các cơ sở y tế điều trị khỏi. Số người bệnh còn lại tiếp tục được điều trị và đang hồi phục rất tích cực. Đặc biệt, đến nay, Hà Tĩnh chưa có có trường hợp tử vong do dịch SXH. Hơn 2 tháng tập trung các giải pháp phòng, chống, Hà Tĩnh đã khống chế thành công 4 trong số 7 ổ dịch sốt xuất huyết (SXH) và gần 1 tuần nay toàn tỉnh chưa có ca mắc bệnh mới.

BS. Lê Xuân Thủy, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo cần đề phòng bệnh sốt xuất huyết: Biện pháp tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:

- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

- Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

- Dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến. Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.

- Phòng chống muỗi đốt: Mặc quần áo dài tay; Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày. Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...

- Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Chia sẻ