Gặp gỡ người phụ nữ có đôi bàn tay Vàng góp phần đưa thạch 3D Việt Nam giành vinh quang trên đấu trường quốc tế

Dương Linh,
Chia sẻ

"Mình muốn lan tỏa đam mê với dòng bánh thạch 3D tới mọi người, muốn được nhìn thấy bạn bè quốc tế công nhận tài năng làm thạch 3D của người Việt Nam". Đó là lời chia sẻ của chị Trần Phương Nga - người phụ nữ có đôi bàn tay Vàng góp phần đưa thạch 3D Việt Nam giành vinh quang trên đấu trường quốc tế.

Phía sau mỗi thành công là niềm đam mê đủ mãnh liệt để coi những chông gai là sự chinh phục, và nhìn những dấu ấn thành tựu là động lực để tiếp tục bước đi. Với bài viết lần này, aFamily đã có cuộc trò chuyện cùng chị Trần Phương Nga - người đã sáng tạo nên những tác phẩm thạch 3D cá nhân xuất sắc, gây tiếng vang cùng cộng đồng trong và ngoài nước. Chị nhận được sự trân trọng và cảm phục từ nhiều đồng nghiệp, bạn bè, học trò tại Việt Nam cho tới Đài Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Mexico, Indonesia, Tây Ban Nha...Và hơn thế nữa, chị đã truyền lửa tới trái tim các học trò của mình, góp phần đưa tên tuổi thạch 3D Việt vươn xa trên các đấu trường mang tầm quốc tế. Mời bạn cùng aFamily đến với buổi trò chuyện cùng chị Phương Nga dưới đây. Và cảm nhận câu chuyện phía sau thành công hôm nay của chị.

anh-01

Chị Trần Phương Nga (bên trái) cùng học trò Nguyễn Thị Hồng Lợi - Quán quân cuộc thi thạch Quốc tế 2019 diễn ra tại Malaysia vào tháng 7/2019 vừa qua.

anh-02

Tạo hình cá Koi 3D trong thạch cực xuất sắc của chị Trần Phương Nga.

anh-03

Giỏ hoa thược dược 3D đẹp xuất thần được chị Phương Nga vẽ chủ yếu bằng kim y tế G18.

Chị thấy đâu là dấu ấn khiến chị cảm nhận rõ niềm đam mê với thạch 3D?

Trong bộ môn tỉa rau củ quả, hầu như mọi người đều biết đến bộ dụng cụ tỉa thú. Nhưng áp dụng kỹ thuật đó vào tạo hình 3D trong thạch rau câu thì chưa. 

Mình còn nhớ thời gian đầu tìm hiểu về thạch 3D, mình thấy sau khi vẽ hoa xong phải bê bánh ra khỏi khuôn rồi cắm ống hút, que nhôm hay dao mổ để tạo cành... Tất cả chẳng tiện chút nào và rất khó cho ra hình vẽ như ý. 

Khoảng Trung Thu năm 2016, khi tỉa cà rốt mình thấy cà rốt cứng như thế mà bộ tỉa vẫn tạo ra các đường sắc nét. Nên mình đã thử nghiệm dùng bộ tỉa để tạo hình 3D trong thạch. Và kết hợp bộ tỉa đó với kim y tế G18 bẻ cong để vẽ. Nhờ thế, mình đã có thể làm cỏ, cây, cành rất giống thật mà không cần lôi bánh ra khỏi khuôn.

anh-04

Thời điểm tháng 1/2016, bộ tranh 3D tứ quý Tùng Cúc Trúc Mai được chị Phương Nga kết hợp bộ tỉa rau củ quả và kim y tế G18 bẻ cong để hoàn thành. Đây cũng là tác phẩm ghi dấu bước khởi đầu của chị cùng hai kỹ thuật này.

Kim y tế được dùng trong thạch 3D từ rất lâu. Nhưng bẻ cong kim y tế để vẽ hoa, lá sao cho tự nhiên, giống thật. Rồi kết hợp kỹ thuật đó với bộ tỉa rau củ quả chuyên dụng để vẽ 3D cỏ cây hoa lá, cảnh sắc, con vật, người sinh động theo ý muốn...thì mình tự tin là người đầu tiên. Càng làm mình càng đam mê. Và cũng từ đó, mình theo đuổi thạch 3D như một công việc chính với tất cả sự quyết tâm. Cây kim y tế G18 và bộ dụng cụ tỉa rau củ quả trở thành những công cụ hữu hiệu giúp mình truyền tải được trọn vẹn ý tưởng vào bánh thạch. Và mình cũng chia sẻ rộng rãi cách sử dụng cơ bản bộ tỉa và kim y tế G18 tới mọi người. Cho đến giờ, cả hai đã trở nên phổ biến và là những dụng cụ cần phải có cho mọi người có niềm đam mê với thạch 3D.

anh-05

Tháng 05/2016, tác phẩm hoa phượng ra đời, đặt dấu ấn cho việc chị Phương Nga hoàn thiện sự kết hợp giữa bộ tỉa rau củ và kim y tế G18 bẻ cong để tạo hình 3D trong bánh thạch.

anh-06

Tạo hình 3D Cửu ngư hội tụ của chị Trần Phương Nga

Chị nói rằng bản thân quyết tâm theo đuổi thạch 3D như một công việc chính. Vậy còn công việc trước đây, chị cũng đã dừng lại để toàn tâm toàn ý với thạch 3D?

Mình biết đến thạch 3D khi mọi thứ đã đi qua thời kì thịnh hành rực rỡ. Nên mình tự pha chế, mày mò kỹ thuật và đi tìm phong cách riêng cho mình. Mọi thứ cần rất nhiều công sức và thời gian bởi điều mình muốn là làm sao để đôi mắt có hồn, làn tóc mượt mà, con chó thì đi lông như nào cho thật, thể hiện con hổ bước đi ra sao... Thành ra, mình bị kiệt sức vì muốn toàn tâm toàn ý với cả hai công việc cùng một lúc. Tháng 1/2018, mình đành dừng làm việc tại Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ thú y - Viện thú y Quốc Gia. Mình có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sỹ và hành trình 12 năm biên chế nhà nước và giờ tất cả đều là kí ức đẹp của mình.

Artboard 1

anh-a

Artboard 1 copy

anh-09

Vườn cúc 3D trong bánh thạch.

anh-10

Giỏ hoa hồng 3D của chị Phương Nga.

Quyết tâm tới vậy, chị đặt ra mục tiêu gì khi theo đuổi dòng bánh thạch 3D?

Mình muốn lan toả đam mê với dòng bánh thạch 3D tới mọi người. Muốn cùng các học trò đưa thạch 3D mang phong cách mang dấu ấn Việt Nam tới khắp mọi nơi có thể. Muốn được nhìn thấy bạn bè quốc tế công nhận tài năng làm thạch 3D của người Việt Nam.

anh-11

"Mình thường pha các màu tự nhiên như màu đỏ từ nước ép thanh long kết hợp cùng sữa, nước cốt dừa. Nhờ thế, màu sắc của tạo hình rất sắc nét. Trong khi hương vị của bánh lại thơm ngon, đậm vị." - Chị Nga chia sẻ.

Artboard 1 copy 2

Hiện nay, các cuộc thi bánh quốc tế đã đưa bánh thạch vào nội dung thi đấu trực tiếp mang tính nổi bật. Và bản thân mình cũng luôn cố gắng làm sao truyền lửa tới các bạn có tố chất và làm cầu nối để các bạn tiếp cận những cuộc thi quốc tế chuyên nghiệp. Với mình, cứ đam mê, cứ làm thật hết mình để dù mai sau ra sao thì bản thân cũng cảm thấy không hối hận khi đã sống trọn vẹn, nghiêm túc với đam mê.

Artboard 1 copy 3

anh-14

anh-15

Cảm xúc của chị như thế nào trước thành công của đoàn Việt Nam tại cuộc thi thạch Quốc tế 2019 - Cake Challenge Malaysia 2019 là gì?

Mình là người hướng dẫn, dìu dắt, đưa đội tuyển Việt Nam đi thi đấu. Và được ban tổ chức cuộc thi mời làm ban giám khảo. Nhưng khi tới Malaysia, ngay ngày đầu tiên của cuộc thi, mình đã phải tách đoàn và được phân công chấm hai nội dung thi đấu không liên quan tới nội dung mà đội Việt Nam đăng kí. Vì nguyên tắc của cuộc thi là Ban Giám Khả phải chấm chéo. Người dẫn dắt đội tuyển không được tham gia chấm thi các nội dung có học trò của mình thi đấu. Vậy nên, khi nghe tin về từng giải thưởng của đoàn Việt Nam, mình thật sự hạnh phúc. Hạnh phúc khi thấy Việt Nam chiến thắng. Hạnh phúc và tự hào về các học trò của mình.

Artboard 1 copy 4

anh-17

Chị Trần Phương Nga và các thành viên của đoàn Việt Nam tại cuộc thi thạch Quốc tế 2019 - Cake Challenge Malaysia 2019

anh-18

Chị Trần Phương Nga chụp ảnh cùng Ban tổ chức cuộc thi thạch Quốc tế 2019 - Cake Challenge Malaysia 2019. Ông Jay Wong (bên trái) là người sáng lập và cũng là trưởng Ban tổ chức của cuộc thi. Bà Peggy Lee (là ban giám khảo đến từ Singapore). Và bà Phương Thảo (là ban giám khảo đến từ Taiwan.

Mời bạn cùng aFamily chiêm ngưỡng một vài tác phẩm bánh thạch 3D khác của chị Trần Phương Nga.

anh-19

anh-20

0

69141750_710322149441748_1351912227103309824_n

69231134_354379878777095_7564294039483187200_n

69355495_2360894937494711_2294248169472524288_n

69503268_395076934545395_3062288145627217920_n

69588278_444124156445132_3996943200412499968_n

Giới thiệu cuộc thi thạch Quốc tế 2019 - Cake Challenge Malaysia 2019:

Cuộc thi thạch quốc tế - Cake Challenge Malaysia được thành lập vào năm 2013. Ông Jay Wong, thầy giáo dạy bánh nổi tiếng của Malaysia đã sáng lập cuộc thi nhằm tạo nên một sân chơi chuyên nghiệp, có quy mô dành cho những tài năng làm bánh. Cuộc thi được tổ chức vào tháng 7 hàng năm và thu hút nhiều ứng viên từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Taiwan, Singapo, Thái lan và Việt Nam... Việc trực tiếp thi đấu làm bánh thạch 3D mới được đưa vào nội dung của chương trình từ năm 2018. Tại cuộc thi diễn ra vào tháng 7/2019 vừa qua, chung cuộc, đội tuyển Việt Nam đã giành được 11 giải thưởng là 2 giải Vàng, 1 giải Bạc, 2 giải Đồng và 5 giải khuyến khích cho các hạng mục. Trong đó, cúp Vàng của thí sinh Nguyễn Thị Hồng Lợi là giải thưởng cao nhất thuộc hạng mục thi đấu trực tiếp, chủ đề vẽ hoa 3D trong bánh thạch.

Gặp gỡ người phụ nữ có đôi bàn tay Vàng góp phần đưa thạch 3D Việt Nam giành vinh quang trên đấu trường quốc tế - Ảnh 29.

Gặp gỡ người phụ nữ có đôi bàn tay Vàng góp phần đưa thạch 3D Việt Nam giành vinh quang trên đấu trường quốc tế - Ảnh 30.

 

Chia sẻ