Gặp công việc nào có 12 dấu hiệu khả nghi này thì "xách dép lên mà chạy" ngay đi!

Quiry,
Chia sẻ

Đời không như là mơ, cứ ngỡ là kiếm được việc ngon nhưng bạn ơi hãy cẩn thận kẻo bị lừa đảo nhé!

Có một sự thật là các doanh nghiệp thường "đánh bóng" JD - mô tả công việc của mình để thu hút thật nhiều ứng viên. Họ bịa ra đủ thứ rồi chốt lại bằng cú lừa đối với người trúng tuyển. Các bạn trẻ ơi, phải thật tỉnh táo nhìn ra 12 dấu hiệu dưới đây trước khi quyết định ứng tuyển nhé!

1. Cảnh giác nếu mức lương được đưa ra cao ngút trời

Theo chuyên gia nghề nghiệp Eileen Sharaga, một mức lương bất hợp lý là khi nó không hề tương xứng với mức độ công việc. "Đây có thể là một điều kiện cho thấy chẳng ai thèm muốn công việc này bởi những yếu tố độc hại khác. Doanh nghiệp chỉ đang tuyệt vọng trong việc tìm người và họ đang muốn bạn giải quyết điều gì đó tức khắc."

istock-476196983

(Ảnh minh họa)

2. Mọi thứ thỏa thuận bằng lời nói mà không phải bằng văn bản

Quá rõ ràng, nếu như không có văn bản gồm đầy đủ các điều khoản thỏa thuận của hai bên cũng như chữ ký xác nhận thì doanh nghiệp rất dễ "lật lọng". Và khi ấy chỉ có bạn là người chịu thiệt khi không có chứng cứ thanh minh nào hết.

3. Mô tả công việc mơ hồ

Sharaga cũng cho biết thêm, những câu hỏi như công việc cụ thể mà bạn sẽ đảm nhiệm, môi trường làm việc, thời gian làm việc, định hướng công ty... thì cần phải được giải đáp rõ ràng. Nếu không, những mơ hồ ấy chỉ biểu thị sự vô tổ chức và bất ổn của chính doanh nghiệp.

4. Nhà tuyển dụng quá thèm muốn và khao khát bạn

Một nhà tuyển dụng có hành vi bất thường sẽ luôn muốn bạn trả lời cũng như đi làm ngay lập tức. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy công ty đang tuyệt vọng tìm người, đồng thời công ty này khá "thiếu nghị lực" trong việc tìm tiếp những ứng viên khác.

meo-tam-ly

(Ảnh minh họa)

Theo Debra Wheatman - Huấn luyện viên nghề nghiệp được chứng nhận tại Careerers Done Write, "Một công ty tuyển dụng vì những lý do phù hợp sẽ phỏng vấn nhiều ứng viên và cuối cùng đưa ra lời đề nghị cho người mà họ muốn vào làm. Sau đó, họ sẽ cho phép bạn dành thời gian để suy nghĩ về các bước tiếp theo của bạn thay vì khiến bạn quyết định ngay lập tức."

5. Không có buổi phỏng vấn trực tiếp

Buổi phỏng vấn trực tiếp sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về dự định của công ty cũng như sơ qua về môi trường làm việc. Việc phỏng vấn gián tiếp như email, trà lời qua tin nhắn hoặc gọi điện sẽ ẩn chứa nhiều điều đáng ngờ. Dù cho bên doanh nghiệp có bận đến đâu thì họ vẫn phải có nghĩa vụ sắp xếp một buổi phỏng vấn cho bạn.

5c40ddb33028c14200794d67-960-720

(Ảnh minh họa)

6. Quá trình phỏng vấn quá nhanh, quá nguy hiểm

Buổi phỏng vấn diễn ra chậm là điều dễ hiểu, bởi doanh nghiệp muốn tìm hiểu kỹ về bạn cũng như đưa cho bạn những câu hỏi khó. Còn trong trường hợp buổi phỏng vấn quá nhanh, thì bạn không nên vội mừng và suy nghĩ về công việc mới nhé!

7. Bạn là người chủ động

Nếu như bạn là người liên tục phải chủ động trong việc gọi điện, cập nhật thông tin... thì chứng tỏ công ty đó thực sự vô tổ chức và không tôn trọng ứng viên của mình.

8. Tỷ lệ thay thế nhân viên cao

Sharaga nói "Các công ty có tỷ lệ thay thế nhân viên cao thường là do họ muốn thuê nhân viên mới vào nghề chấp nhận mức lương thấp, từ đó để làm những công việc giúp tăng doanh thu công ty. Hoặc có thể là do môi trường làm việc ở đây quá độc hại, và nhân viên đã liên tục nghỉ việc."

d4a53ca0443e11e8b9b56fe337bbd7a4

(Ảnh minh họa)

9. Yêu cầu quá nhiều thông tin bí mật cá nhân

Nếu công ty đòi hỏi có thông tin cá nhân như căn cước công dân, các thông tin về tài khoản ngân hàng... thì đây có thể coi như dấu hiệu cho thấy công ty lừa đảo. Những thông tin kiểu này thực sự cần được bảo mật vì tính nhạy cảm. Người khác mà biết thì bạn còn có thể bị chịu hậu quả từ pháp luật.

10. Không có nhiều thông tin về công ty

Hãy tìm kiếm trên Google hoặc hỏi những người đã từng làm ở công ty đó về thông tin cơ bản doanh nghiệp. Nếu công ty dính líu đến những vụ kiện cáo hoặc có nhiều "phốt" thì làm ơn các bạn hãy tránh xa nhé!

5cadef176c5a680c6b26ae93-960-720

(Ảnh minh họa)

11. Bắt nộp tiền trước khi vào làm

Theo Wheatman, thật đáng lo ngại nếu như công ty yêu cầu bạn đóng một số tiền trước khi vào làm. Họ có thể yêu cầu bạn trả trước số tiền X để thành lập doanh nghiệp và sau đó bạn sẽ bắt đầu kiếm được một mức lương lớn. Điều này tiềm ẩn nhiều sự lừa đảo và không minh bạch.

12. Trực giác bạn mách bảo hãy cẩn thận

Thực sự chúng ta nên tin nhiều vào trực giác của chính bản thân. Khi linh cảm mách bảo bạn hãy cân nhắc kỹ để không bị lừa, thì bạn cũng cần quyết định sớm từ bỏ đi là vừa!

Theo Business Insider

Chia sẻ