Đừng hoảng khi con có "bạn tưởng tượng" - Đây là yếu tố thể hiện năng khiếu sáng tạo bẩm sinh của trẻ

JJJ,
Chia sẻ

65% trẻ em có những người bạn tưởng tượng, việc này thường xảy ra vào giai đoạn mẫu giáo. Khi đó, trẻ vừa có khả năng "chơi giả vờ," vừa có những kỹ năng cần thiết để thấu hiểu quan điểm của những người xung quanh, dù là thực hay tưởng tượng.

Trong hầu hết các gia đình có con nhỏ, chuyện này không hề hiếm gặp.

Phản ứng đầu tiên của các bậc phụ huynh, khi phát hiện con mình trò chuyện với những "người bạn tưởng tượng" - thường là hoảng sợ. Khi đó, ta sẽ nghi ngờ liệu có kẻ lạ mặt trốn trong phòng? Hay thế lực siêu nhiên nào đó đang thao túng đứa trẻ?

Bố mẹ chưa hết hoang mang thì biết thêm rằng, những người bạn này có cả tên, biết yêu ghét, thậm chí an ủi con mỗi lúc buồn.

...

Đáng sợ đúng không? Nếu như các nhà làm phim kinh dị luôn cố cường điệu hóa việc này để hù dọa khán giả, khoa học lại nói đây là chuyện bình thường.

toddler%20and%20teddy%20imaginary

Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Marjorie Taylor, tác giả cuốn sách Những người bạn tưởng tượng và lũ trẻ tạo ra chúng (Imaginary Companions and the Children Who Create) thì: 65% trẻ em có những người bạn tưởng tượng, việc này thường xảy ra vào giai đoạn mẫu giáo. Khi đó, trẻ vừa có khả năng "chơi giả vờ," vừa có những kỹ năng cần thiết để thấu hiểu quan điểm của những người xung quanh, dù là thực hay tưởng tượng.

Giai đoạn này có thể kéo dài vài năm với những điều chỉnh thường xuyên. Đừng quá lo lắng, Taylor nói rằng "bạn bè tưởng tượng" thực chất là cách trẻ tạo ra cân bằng trong cảm xúc cũng như phát triển cách giải quyết vấn đề.

Cha mẹ cần làm gì nếu biết con có "bạn bè tưởng tượng"?

1. Hãy để mọi thứ diễn ra bình thường

Con tôi không kết bạn với đứa trẻ khác ở trường mẫu giáo, mà chỉ có bạn tưởng tượng, phải làm thế nào?

Tiến sĩ Taylor cho biết "phụ huynh thường xuyên đánh giá thấp khả năng phân định thực tại của trẻ - chúng ta đã nhầm. Trẻ em hoàn toàn có thể ý thức được điều đó."

Nếu nhóc nhà bạn đòi mẹ lấy thêm ghế cho "Annie tưởng tượng" nào đó, cứ làm như con muốn. Thực chất, con bạn đang thích thú với việc "ra vẻ sếp," muốn kiểm soát những thứ trong khả năng mà thôi.

2098

2. Để con tự do phát triển trí tưởng tượng

Bạn có biết, những đứa trẻ sáng tạo nhất lại là nhóm đối tượng thường xuyên buồn chán nhất?

Tiến sĩ Teresa Belton, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Trường Giáo dục và Học tập suốt đời của Đại học East Anglia (University of East Anglia's School of Education and Lifelong Learning) cho biết: Những người bạn tưởng tượng thể hiện sự sáng tạo bẩm sinh của trẻ để vượt qua sự buồn chán.

Thay vì ép con làm những điều chúng không thích, trẻ cần có thời gian một mình để hình thành tư duy độc lập hoặc đồng hóa trải nghiệm thông qua việc quan sát thế giới xung quanh. Thi thoảng, hãy tắt TV, ngắt mạng, thu điện thoại và để trẻ tự chơi một mình.

3. Lắng nghe con và những người bạn trong trí tưởng tượng

"Bạn bè tưởng tượng chính là ô cửa sổ để cha mẹ nhìn vào và xem xem, con trẻ đang nghĩ ngợi hoặc trải qua chuyện gì," Tiến sĩ Taylor tiếp tục chia sẻ.

Ví dụ, nếu con nói "Annie bảo không muốn đi học," hãy hỏi con tại sao Annie lại muốn như vậy. Có thể chuyện gì đó khó nói đã khiến con bạn không cởi mở. Đừng trách mắng con, hãy tạo điều kiện thổ lộ cho trẻ bằng câu hỏi mở như: "Vì sao con biết bạn ấy sợ đến trường?"

CROP_611770801

4. Đưa ra những quy tắc cho con lẫn "người bạn" tưởng tượng

Trẻ em không phải là những tờ giấy trắng phau người lớn bảo gì nghe nấy!

"Trẻ mẫu giáo là nhóm đối tượng bắt đầu cảm thấy áp lực vì những nguyên tắc mà bố mẹ hoặc trường lớp đặt ra. Vì vậy, chúng thường tạo ra các 'bản ngã' để đổ lỗi cho những việc không được làm," Tiến sĩ Taylor cho hay.

Ví dụ, con bạn bày bừa đồ chơi và không chịu dọn trước giờ ăn, thậm chí còn đổ lỗi cho "Annie" nào đấy thì rõ ràng "cả con lẫn Annie đều không phải bé ngoan" và mất đi quyền lợi nào đó, như bị tịch thu đồ chơi chẳng hạn (nên mắng nhẹ như vậy chứ đừng quát tháo).

Cuối cùng: "Người bạn tưởng tượng" chỉ an toàn khi mọi thứ diễn ra trong khuôn khổ, cha mẹ vẫn cần thường xuyên trò chuyện để hiểu con. Trong trường hợp, con bạn thường xuyên làm điều xấu hoặc cố tình gây hại cho bản thân vì "người bạn tưởng tượng" xui khiến - đã đến lúc đưa cháu đến gặp bác sĩ tâm lý.

Theo S.P

Chia sẻ