Đừng để loại khí này khiến bạn lên tiên 1 giây rồi chậm cả đời

Tiểu Nguyễn,
Chia sẻ

Chỉ cần dùng hai chiếc hộp nhựa đựng bóng, một ống sắt dài và một bình khí nén nhỏ bơm bóng thật căng là người chơi có thể thưởng thức một cách ngon lành đặc sản mang tên bóng cười.

Hot girl Hà Nội nhập viện vì hít bóng cười

Vào tối 17/10, sau khi sử dụng bóng cười tại quán bar trên phố Lương Ngọc Quyến (Hà Nội), Trang (SN1994) có biểu hiện choáng váng, buồn nôn, chân tay co giật. Ngay sau đó, cô gái này đã được đưa vào cấp cứu tại khoa Thần kinh (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội). Chỉ sau vài tiếng, tay chân cô gái đã mất hết cảm giác. 

Hiện tại, mọi hoạt động của Trang phải nhờ đến sự giúp đỡ của gia đình và điều dưỡng và phải di chuyển nhờ xe lăn. Bác sĩ xác nhận Trang bị ngộ độc khí N2O, kết hợp trước đó hút shisha, uống rượu, khiến các dây thần kinh bị ảnh hưởng. Hiện tại, tình hình của Trang đã ổn định hơn nhưng các chi vẫn chưa hoạt động bình thường được.

tác hại của bóng cười

Vài năm trở lại đây, trào lưu funkyball hay còn gọi là bóng cười tràn vào Việt Nam như một thú tiêu khiển mới của một bộ phận giới trẻ Hà thành. Funkyball thực chất là quả bóng bay được bơm khí nitrous oxide. Tại một số nước châu Âu, đây là chất kích thích được bán hợp pháp tại các hộp đêm. Bóng được bơm khí ga thông qua một dụng cụ bơm. Chất khí nitrous oxide khiến người hít vào có cảm giác phấn khích, ảo giác gây cười. Hít phải loại khí từ quả bóng này, bạn sẽ có cảm giác tê tê ngay lập tức, sau đó thì phấn khích cười nghiêng ngả, không nén nhịn lại được. 

Chỉ cần dùng hai chiếc hộp nhựa đựng bóng, một ống sắt dài và một bình khí nén nhỏ bơm bóng thật căng là người chơi có thể thưởng thức một cách ngon lành. Người sử dụng ngậm đầu quả bóng như thổi bóng bay nhưng làm động tác hít vào thật sâu sau đó lại nín thở bằng mũi và thở khí vào quả bóng cho quả bóng to lên. Người hít điêu luyện có thể lặp đi lặp lại hai hành động hít - thở cho quả bóng căng phồng rồi đến cuối cùng xẹp lép là lượng khí N2O đã xâm chiếm và lan tỏa khắp cơ thể. Có đứa hít xong, mồ hôi vã ra như tắm. Khí N2O ngấm đến đâu, tế bào cơ thể tê đến đấy. Sau cảm giác đê mê sẽ là những tràng cười bất tận. Chỉ khi nào thuốc tan hết thì người sử dụng mới ngừng cười.

Mặc dù chúng ta vẫn thường quan niệm “nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” nhưng trong trường hợp này dường như lại không khiến bạn hưởng thụ tác dụng theo đúng nghĩa “bổ béo”. Nói đơn giản hơn, đây không phải là một loại chất đem lại nhiều lợi ích như bạn vẫn nghĩ. 

tác hại của bóng cười

Lạm dụng bóng cười sẽ gây ảnh hưởng hệ thần kinh, tim mạch

Khí nitrous oxide thường được gọi là oxit nitơ, khí gây cười… Ở nhiệt độ của phòng, khí gây cười là chất khí không màu, không dễ cháy, có mùi vị hơi ngọt. Loại khí này được sử dụng trong phẫu thuật và nha khoa nhằm gây mê, hỗ trợ giảm đau. Oxit nitơ được gọi là khí gây cười do ảnh hưởng của chúng khi hít phải sẽ khiến người hít phấn khích cực độ, kéo theo những tiếng cười không dứt. N2O cũng được sử dụng như một loại chất chống phóng xạ trong tên lửa, xe đua để tăng sản lượng điện của động cơ. Ở nhiệt độ cao, oxit nitơ là một chất chống oxy hóa cực mạnh, tương đương phân tử oxy. Who đã liệt kê đây là loại chất nằm trong danh sách thuốc thiết yếu, quan trọng trong hệ thống y tế.

N2O không phải là dạng khí độc, nó chỉ có tác dụng giảm đau, gây tê, có vị ngọt và không làm mất tri giác, khiến bạn luôn luôn trong trạng thái lâng lâng, thiếu tỉnh táo. Tuy nhiên, nếu lạm dụng, bạn sẽ luôn nhớ đến hương vị của bóng cười và thèm được hít chúng mỗi ngày. Hiện tượng này chẳng khác gì nghiện ma túy.

tác hại của bóng cười

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Công nghệ sinh học Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, loại khí N2O cũng được dùng trong công nghệ thực phẩm bằng cách: Bơm khí vào các túi hút chân không. “Chúng ta vẫn thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm có bơm khí N2O mà không bị ảnh hưởng đến sức khỏe vì nó đi qua đường ăn uống và dạ dày. Tuy nhiên, nếu hít khí này thường xuyên, trực tiếp một lượng nhất định, trong thời gian dài chắc chắn sẽ gây hại cho cơ thể”.

PGS.TS Trần Hồng Côn (khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN) cho biết thêm, nếu sử dụng N2O ở nồng độ thấp sẽ kích hoạt trung tâm gây cười trong não bộ. Khi hít vào cơ thể, khí này sẽ tan vào máu, tác động đến thần kinh và gây cười. 

Theo vị chuyên gia này, ở nước ngoài loại khí N2O vẫn được công khai bán và sử dụng trong các hộp đêm. “Tuy nhiên, họ đều quản lý liều lượng rất nghiêm ngặt, bán theo định lượng cho phép nhằm đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Trong khi đó, tại Việt Nam, cơ chế quản lý còn lỏng lẻo nên mới kéo theo những nguy hại sức khỏe không mong muốn”, PGS.TS Trần Hồng Côn khẳng định.

Theo các chuyên gia, những đối tượng mắc bệnh tim mạch, hô hấp, nhạy cảm về thần kinh không được phép sử dụng bóng cười. Những đối tượng này nếu sử dụng bóng cười rất dễ bị sốc và ảnh hưởng đến hoạt động tim mạch. Người hoàn toàn khỏe mạnh cũng nên lưu ý khi sử dụng vì khí N2O có thể pha lẫn NO, NO2 sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Chia sẻ