Đừng bao giờ chủ quan với những nguy hiểm có thật rình rập bạn trong lễ Halloween

Tr. Thu,
Chia sẻ

Mặc dù đây là dịp lễ Halloween rất vui vẻ, thoải mái tiệc tùng theo những kiểu kì quái nhất nhưng không có nghĩa là bạn không cần chú ý đến sức khỏe của mình.

Halloween có tên gốc là All Hallows'Eve, có nghĩa là đêm trước Ngày lễ các thánh. "Hallow" là một từ tiếng Anh cổ có nghĩa là "thánh". Tên ngày lễ sau đó được cắt thành Hallowe'en và cuối cùng là Halloween như chúng ta biết ngày nay.

Halloween là lễ hội thường niên được tổ chức vào 31/10 hằng năm và được coi là lễ hội gần như vui nhất trong năm, đặc biệt là với giới trẻ. Nếu như trước đây, lễ hội Halloween chỉ diễn ra ở các nước phương Tây theo công giáo, thì nay đã được người dân trên toàn thế giới mong đợi. 

halloween

Trong những ngày này, nhà nhà trang trí những hình nộm có phần ma quái, người người hóa trang trong những bộ trang phục kì quái có, diêm dúa có và cùng nhau tham dự đêm hội hóa trang. Trong dịp này, trẻ em và thiếu niên cũng mặc "y phục lễ Halloween", cầm theo lồng đèn làm bằng vỏ quả bí ngô được đục theo hình mặt người để ánh sáng xuyên ra ngoài... để đi đến từng nhà, gõ cửa để nhận kẹo và chúc tụng, câu nói mà chúng ta hay nghe thấy khi trẻ đến nhà là "Trick or Treat" (nếu muốn chúng tôi không chơi xấu thì hãy đãi chúng tôi cái gì đi) và chúc "Halloween vui vẻ!".

Mặc dù đây là dịp lễ vui vẻ, thoải mái tiệc tùng theo những kiểu kì quái nhất nhưng không có nghĩa là bạn không cần chú ý đến sức khỏe của mình. Hầu hết mọi người đều tin rằng dù có hóa trang ma quỷ đi nữa thì cũng không có mối nguy hiểm nào là thật. Thế nhưng, thực tế lại có những mối nguy hiểm thật đe dọa sức khỏe của bạn từ chính những cách mà bạn tận hưởng ngày lễ này. 

Hãy cùng "điểm danh" những nguy hiểm tiềm ẩn đó để tránh nhé:

1. Nguy hiểm từ chuyện vẽ mặt

Tiến sĩ Janet Prystowsky, bác sĩ da liễu hàng đầu, chủ tịch của Trung tâm Chăm sóc da Livad tại New York, nói rằng: Nếu quan tâm đến làn da thì bạn nên bỏ qua việc hóa trang bằng cách sơn vẽ đầy mặt vì nó có thể làm hại làn da nhanh chóng. 

halloween

Còn nếu việc này là cần thiết thì bạn cần nhớ một số lưu ý sau đây:

- Không bao giờ sử dụng mỹ phẩm có chứa formaldehyde để trang điểm. Hóa chất này còn có thể có trong các loại thuốc, máy tính bảng, sơn móng tay, keo dán lông mi, gel làm tóc... Đây là hóa chất nếu tích tụ nhiều trong cơ thể có thể dẫn đến ung thư. 

- Cẩn thận khi chọn sản phẩm mỹ phẩm vì nhiều sản phẩm rẻ tiền chứa các thành phần như chất bảo quản, thuốc nhuộm và các hóa chất khác có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc nổi mụn trên da.

- Trước khi bôi vẽ lên mặt, hãy thử một chút lên mu bàn tay. Nếu không có bất kỳ sự kích thích nào thì có thể an toàn.

- Ngay sau khi bữa tiệc kết thúc, hãy rửa mặt sạch sẽ. Nếu để qua đêm thì dù mỹ phẩm an toàn cũng có thể gây kích ứng da hoặc làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

halloween

2. Nguy hiểm từ trang phục bạn mặc

Không thể phủ nhận một điều rằng, những trang phục bạn mặc sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bạn, ví dụ như gây ra dị ứng, nhiễm nấm, viêm nang lông... thậm chí cả nhiễm trùng bàng quang.

Những trang phục được chọn cho ngày lễ Halloween thường rườm ra và phức tạp hơn bình thường. Chính bởi vậy mà một khi đã khoác chúng lên người, nhiều người rất ngại đi vệ sinh, nhất là khi trời lạnh. Nhịn tiểu là một trong những nguyên nhân chính gây nhiễm trùng bàng quang, nhiễm nấm hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, có thể phát triển đến tình trạng nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng thận.

Mặc quần áo cũ (từ những năm trước) hoặc quần áo quá chật cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng ngoài da. Nhiều người sắm sửa trang phục Halloween không phải chỉ để dùng cho một mùa mà họ sẽ cất giữ để dùng cho những năm sau đó. Quần áo cũ này nếu không được cất giữ cẩn thận có thể bị nấm mốc tấn công, khi mặc lên người sẽ gây viêm da. Hoặc nếu chọn những bộ trang phục quá chật, ngoài nguy cơ kích thích da quá mức gây ngứa, dị ứng, chúng còn chèn ép dây thần kinh và cơ bắp quá mức, gây đau mỏi.

halloween

Để tránh những nguy hiểm, Tiến sĩ Prystowsky cũng có một số lời khuyên về cách chọn trang phục cho bạn trong ngày này:

- Nếu bạn bị dị ứng với chất niken, bạn nên tránh chọn trang phục có nhiều kim loại, kể cả các phụ kiện khác từ kim loại cũng cần tránh. Nếu bạn bị dị ứng latex thì hãy tránh xa những thứ là cao su.

- Tránh mặc quần áo cũ. Nếu mặc thì cần giặt sạch sẽ trước khi dùng lại.

- Nên chọn những bộ trang phục rộng rãi một chút và nếu mặc đồ chật thì nên tránh ngồi xổm nhiều để không gây áp lực lên các dây thần kinh ở chân.

3. Nguy hiểm từ việc đeo lens (kính áp tròng) đầy màu sắc

Để cho sinh động, lạ mắt và hấp dẫn trong đêm hội hóa trang, nhiều người chọ đeo kính áp tròng với đủ các loại màu sắc như gỗ mun đen, xanh lá cây, đỏ... Tuy nhiên, các quan chức y tế của CDC cảnh báo rằng việc làm này kéo theo một loạt các vấn đề sức khỏe. Đeo kính áp tròng không đúng cách, chọn phải sản phẩm chất lượng kém có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng như viêm loét mắt, trầy xước, nhiễm trùng, giảm thị lực...

halloween

Nếu bạn vẫn muốn hóa trang theo cách này và ngay cả khi đeo lens trong cuộc sống hàng ngày thì cần ghi nhớ những điều sau:

- Mua theo đơn của bác sĩ.
- Mua tại nơi đảm bảo uy tín, ví dụ như ở cửa hàng thuốc hoặc viện khám chữa mắt.
- Nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa mắt để hiểu về thói quen đeo kính áp tròng.

4. Nguy hiểm từ sự thay đổi cảm xúc

Người ta thường thích dọa nhau vào những ngày lễ Halloween và đây được coi như là một nét văn hóa của lễ hội này. Nếu người bị dọa càng sợ hãi thì câu chuyện càng vui. Nhưng bạn có biết rằng, sự thay đổi tâm lý theo hướng đó là cực kì tiêu cực, thậm chí đe dọa sức khỏe và tính mạng của một người.

Tiến sĩ Katherine Brownlowe, giám đốc của Phòng Neurobehavioural y tế tại Trường Y Đại học bang Ohio, đã có nhiều nghiên cứu về sự sợ hãi. Trong nghiên cứu của mình, ông đã khám phá ra những ảnh hưởng của sự sợ hãi đến cơ thể, cụ thể như sau:

halloween

- Nhịp tim tăng: Nếu đi vào một ngôi nhà ma hoặc bị hù dọa phát sợ, tim bạn sẽ đập nhanh (khoảng gấp năm lần tốc độ bình thường), bạn cũng thở gấp hơn, não và cơ thể bạn đang trong tình trạng báo động là bạn đang rất sợ hãi. Lúc này, cơ thể của bạn kích thích sản xuất ra hormone cảnh báo toàn bộ cơ thể sẵn sàng phản ứng với nguy hiểm. Adrenaline được sản sinh ra, thậm chí ở một vài người, lượng hormone này sản sinh nhiều đến mức họ có thể làm được mọi việc tưởng chừng như không bao giờ có thể (chẳng hạn như khi đối mặt với nguy hiểm, có người có thể chạy ngay cả khi chân đã bị gãy).

- Đổ mồ hôi: Adrenaline đẩy máu tới bề mặt của làn da nhanh hơn. Đó là nguyên nhân gây lỗ chân lông của bạn mở, và mồ hôi đổ ra.

Một số nghiên cứu gợi ý rằng căng thẳng làm tăng nồng độ cortisol và insulin của cơ thể khiến não có nhu cầu cần thêm đường. Một số nghiên cứu khác lại cho thấy căng thẳng buộc cơ thể phát hành ra một hormone gọi là ghrenlin - hormone "đói". Đó là những lý do khiến cho chúng ta có xu hướng ăn nhiều đường hơn mỗi khi mệt mỏi, căng thẳng, sợ hãi.

Phản ứng vật lý này cũng có thể gây tác dụng phụ khác, như: Tiêu chảy hoặc đi tiểu nhiều hơn...

Làm gì để đối phó và tránh căng thẳng, sợ hãi?

Tiến sĩ Brownlowe nói, chúng ta cần phải nhớ rằng sợ hãi là một bản năng hữu ích mà chúng ta có. Đó là một phần chức năng của cơ thể đã được "lập trình" trước. Nó cũng được một phần là do sự thôi thúc của cơ thể chỉ vì tò mò. .

- Phân biệt được rằng chuyện này chỉ xảy ra trong tâm trí của chúng ta, nó giống với tình huống hơn là thực tế, vì vậy cần bình tĩnh hơn trong thực tế.

(Nguồn: DailyMail)
Chia sẻ