Đồng nghiệp thân yêu nghỉ việc? Đừng buồn! Đây chính là cơ hội để bạn bứt phá và đạt được thành công

Old Fashioned,
Chia sẻ

Mọi sự vật, sự việc đều có hai mặt của nó. Đồng nghiệp thân yêu ra đi, về mặt cảm xúc thì buồn thật nhưng về mặt công việc thì nó mở ra cho bạn rất nhiều cơ hội, dẫn lối tới thành công.

Sống trong môi trường công sở một thời gian, hầu như ai cũng quen với cái guồng làm việc nhất định. Chỉ cần cùng nhau, trong một team cạ cứng, mỗi người đều cảm thấy vô cùng an toàn và có thể "chiến đấu" hết mình trong mọi dự án để đạt được thành công.

Tuy nhiên, vạn vật vô thường, điều này áp dụng cả với trong môi trường công sở. Không hẳn lúc nào những đồng nghiệp thân yêu cùng team sẽ luôn luôn song hành với chúng ta. Trái lại, đến một giai đoạn nào đó, khi một vài người trong số họ tìm thấy cơ hội mới, họ sẽ nhanh chóng chớp lấy và dứt áo ra đi. 

merlin_144419517_0cac3d63-6e28-44c2-afa2-7b2852a459d0-jumbo

Đối diện với điều này, những ai ở lại sẽ rất buồn bã và cảm thấy áp lực vì khối lượng công việc đổ dồn. Thậm chí, nó còn làm quá trình vận hành của cả team từ trước đến nay bị hỗn loạn, dẫn đến nhiều hệ quả vô cùng đáng tiếc. 

Ấy thế, không ai cấm chúng ta nhìn lên sao trời mà đi, thay vì cảm thấy khó chịu, hãy tìm kiếm những điều tích cực giúp cải thiện tình hình và bóc tách chính bản thân mình để bứt phá giành lấy ánh hào quang. Hãy tìm kiếm vẻ đẹp ngay trong những điều bi kịch nhất. 

Sau đây chính là vài điều cực kỳ tốt có thể giúp bạn vươn lên một khi trong team có người ra đi:

pri_45369259

Thúc đẩy hình thành các mối quan hệ mới

Mỗi cá nhân trong môi trường công sở, hầu như đều có xu hướng làm thân với một đồng nghiệp gần gũi mình nhất: cùng team, chung đường về nhà, cùng sở thích, sở trường,... Nếu, khi đồng nghiệp thân yêu ấy rời khỏi team hoặc rời khỏi công ty, bạn sẽ cảm thấy thế nào? Chắc chắn rất hụt hẫng và buồn bã. 

Tuy nhiên, đây chính là cơ hội để bạn mở rộng mối quan hệ của mình với những đồng nghiệp khác. Khi chỉ quen thân với một người duy nhất, bạn thấy việc này thật vô nghĩa, chẳng cần thiết. Nhưng khi người đó ra đi, thì đây là một việc cấp thiết để giúp bạn tìm lại năng lượng tích cực và cảm hứng trong công việc của mình. 

B3-DG761_ARIELY_M_20190226131327

Có càng nhiều mối quan hệ, bạn càng có khả năng liên kết mọi người lại với nhau, giúp team vận hành trơn tru hơn, vượt qua được giai đoạn khủng hoảng vì thiếu nhân sự. Điều này tôi luyện cho bạn khả năng ứng biến, chịu được áp lực cao và được thật nhiều người yêu quý. 

Bước ra khỏi vùng an toàn để trở thành một nhân viên đầy tài năng

Cả team làm việc cùng nhau một thời gian, ai cũng nắm rõ trách nhiệm và khối lượng công việc mình cần làm đủ mỗi ngày. Lâu dần nó sẽ trở thành vùng an toàn của bạn: ngày nào cũng như ngày nấy, lặp đi lặp lại, chẳng có nhiều biến cố. Và khi có một người rời đi. Số lượng công việc của mỗi người bỗng gia tăng, điều này dẫn đến tình trạng hỗn loạn cho cả team. 

stress-1140-gettyimages-1044848414

Xin hãy bình tĩnh vì đây chính là cơ hội để dân công sở bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình. Có thể bạn bận rộn hơn thật đấy, áp lực hơn thật đấy, nhưng chỉ cần chịu đựng và cố gắng đảm đương hết số lượng công việc dâng tràn như lũ này, đảm bảo bạn sẽ nâng cao được khá nhiều kỹ năng nghề nghiệp, biết cách kiểm soát thời gian và giỏi hơn bao giờ hết. 

Mạo hiểm để nâng cao giá trị bản thân trong mắt sếp

Nếu bạn nhanh chóng làm quen được với những áp lực đổ dồn khi có một đồng nghiệp cùng team ra đi như đã nói ở trên, còn chờ gì nữa mà không đứng ra giúp đỡ những đồng nghiệp khác. Đây là cơ hội để bạn thể hiện mình, là cơ hội hiếm có giúp bạn ghi điểm trong mắt sếp. 

Hãy suy nghĩ chiến lược, giúp phân bổ công việc hợp lý, làm con chim đầu đàn giúp cả team vượt qua giông bão. Khi qua giông bão rồi, mỗi con chim đầu đàn sẽ được đền đáp xứng đáng: Nó sẽ nhìn thấy bình minh đầu tiên!

too_much_stress_at_work__be_aware_of_these_three_warning_signs_

Cóp nhặt và xây dựng các kỹ năng mới

Trong một team cố định làm việc cùng nhau từ lâu, chắc hẳn ai cũng sẽ được giao cho công việc thuộc sở trường của mình. Ví dụ như bạn viết tốt, bạn sẽ được giao phó cho việc xây dựng nội dung cho các sản phẩm do team làm ra; hay bạn thiết kế giỏi, chắc chắn việc vẽ vời đồ họa các kiểu sẽ nằm trong tay bạn,... 

Cứ thế dần dà, mọi người chuyên sâu trong duy nhất một lĩnh vực nào đó của riêng mình, không có cơ hội thử thách hoặc học hỏi những kỹ năng khác. 

Vậy nên, khi một người trong team rời đi cũng chính là cơ hội giúp bạn góp nhặt và xây dựng các kỹ năng mới. Biết đâu, sau một thời gian chiến đấu vì team hao hụt nhân sự, từ một người viết giỏi, bạn cũng có thể thiết kế tốt khi gánh luôn phần việc của người vừa ra đi,...

image

Thế mới thấy, mọi sự vật, sự việc đều có hai mặt của nó. Đồng nghiệp thân yêu ra đi, về mặt cảm xúc thì buồn thật nhưng về mặt công việc thì nó mở ra cho bạn rất nhiều cơ hội, dẫn lối tới thành công đấy!

Theo CNBC

Chia sẻ