Tình mẫu tử thiêng liêng và 20 năm một chân cầu thang hẹp

Trương Tuấn,
Chia sẻ

Một góc cầu thang dưới chân khu tập thể 144 (hẻm 144, đường Chu Văn An, Q.6, TP.HCM) chỉ vỏn vẹn chừng 8 mét vuông chính là nơi mà hơn 20 năm nay một người mẹ đã nương thân, lao tâm lao lực, chu đáo chăm con từng ngày.

Tình mẫu tử thiêng liêng và 20 năm một chân cầu thang hẹp 1

Bà Thái Thị Hương (60 tuổi) và con trai tật nguyền Trần Minh Đại (32 tuổi)

Bà Thái Thị Hương (60 tuổi) vốn là người dân tộc thiểu số, bà trôi dạt vào Sài Gòn từ thuở nhỏ. Thời thanh xuân bà cũng có tình yêu, kết hôn và sinh được ba đứa con. Công việc chính của bà là giúp việc nhà, đổi lại, ngoài tiền lương bà còn có chỗ lưu trú cho cả nhà 4 thành viên. Rồi chủ nhà cũng di cư sang nơi khác, gia đình bà Hương bắt đầu nay đây mai đó ở Sài Gòn và làm đủ nghề để sống.

Tình mẫu tử thiêng liêng và 20 năm một chân cầu thang hẹp 2

Bà Hương ngấn lệ kể về đời mình

Nốt trầm nặng lòng nhất trong chuyện đời nhiều nước mắt của bà là khi đứa con trai thứ ba - tên Trần Minh Đại lúc được 16 tháng tuổi thì bị sốt viêm màng não. Điều kiện kinh tế khó khăn, bà Hương làm nghề nhặt rác nên không có điều kiện chữa trị cho con. Bà đau đớn nhìn con lâm vào cảnh tật nguyền từ khi ấy: mù mắt, liệt nửa người, thân thể yếu ớt. Đến năm 1994, chồng qua đời vì bệnh hiểm nghèo, bà bươn chải một mình lo cho ba con.

Tình mẫu tử thiêng liêng và 20 năm một chân cầu thang hẹp 3

20 năm nay, nhà của bà là chân cầu thang.  

Sau được sự thương tình của người dân, bà về tá túc ngay chân cầu thang khu tập thể 144. Hai đứa con lớn cũng lần lượt lập gia đình, cuộc sống khó khăn nên lâu lâu mới qua thăm mẹ một lần, cũng không giúp được nhiều cho cậu em bệnh tật.

Tình mẫu tử thiêng liêng và 20 năm một chân cầu thang hẹp 4

Gia tài của bà không có gì đáng quý

 Không gian sống chỉ vỏn vẹn chừng 8 mét vuông kia giờ chỉ còn bà và anh Đại. Hằng ngày, bà Hương thức dậy từ 5 giờ sáng, ra nhà vệ sinh công cộng của khu chợ cách nhà chừng 200 mét, vội vàng làm vệ sinh rồi mang về ít nước để tắm táp cho anh Đại. Sau khi cho anh ăn sáng xong, bà bắt đầu đi bán vé số. Trưa bà lại quay về chăm anh ăn, chiều lại đi tiếp đến gần tối…

Tình mẫu tử thiêng liêng và 20 năm một chân cầu thang hẹp 5

Trước khi rời nhà, bà Hương phải xích con lại

Anh Đại bị liệt từ nhỏ, thêm mù mắt, nhận thức không tốt nên dù đã 32 tuổi vẫn cứ như một đứa trẻ thơ. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho anh, bà buộc lòng phải xích tay chân con trai lại trước khi rời khỏi nhà. “Lúc đầu Đại không quen, khi về thấy con đau đớn vì cố bứt dây, bị kiến cắn, bị té nằm trong tư thế khó chịu, tôi đau lòng lắm. Nhưng vì an toàn cho con, tôi không thể làm khác hơn”.

Tình mẫu tử thiêng liêng và 20 năm một chân cầu thang hẹp 6

Mẹ đi làm, anh Đại ngồi lặng lẽ trong bóng tối.

Cũng vì Đại chỉ ngồi một chỗ nên nhiều lần quay về, bà phải giúp con chùi dọn vì anh đi tiểu tiện, đại tiện ra quần. Và những sinh hoạt tối thiểu khác của anh: lau mặt, thay quần áo, ăn uống… cũng do một tay người mẹ chăm bón.

Tình mẫu tử thiêng liêng và 20 năm một chân cầu thang hẹp 7

Chiếc xe lăn dùng để đưa Đại ra ngoài đi hớt tóc, khám bệnh.

Do từng làm việc nặng, từng đi bốc vác gạo, giờ lại đi bán vé số khắp nơi nên chân phải của tôi bị đau khớp nặng lắm. Ngày nào cũng đau nhức, nhiều khi đi bán mà bước đi không nổi” - bà Hương buồn bã kể. Chúng tôi cũng ngại ngần không hỏi đến việc vì sao không chữa trị. Có lẽ câu hỏi ấy quá dư thừa, bởi nếu bà chữa cho mình thì còn tiền đâu mà dùng để chăm con.

Tình mẫu tử thiêng liêng và 20 năm một chân cầu thang hẹp 8

Chân phải của bà cong và sưng vì đau khớp

Tình mẫu tử thiêng liêng và 20 năm một chân cầu thang hẹp 9

Mỗi bước chân là một bước đau.

Thời gian gần đây, dư luận khá quan tâm đến hoàn cảnh của bà. Hướng giải quyết của chính quyền địa phương là mời bà và anh Đại vào nhà tình thương để ở. “Tôi ở đây quen rồi, với lại ở thế này thì mẹ con dễ dàng kề cận chăm sóc nhau hơn. Tuy nhiên, đây là ý tốt của chính quyền địa phương nên tôi sẽ theo sự sắp xếp đó” - bà Hương nói.

Hiện tại bà Hương và con trai vẫn ở chân cầu thang khu tập thể 144 (hẻm 144, đường Chu Văn An, Q.6, TP HCM). Những ai quan tâm có thể đến trực tiếp địa chỉ trên thăm hỏi, động viên và hỗ trợ mẹ con bà.

Chia sẻ