“Thầy Cá Đuối” khiến hàng triệu trẻ em mê mẩn

Admicro - Phương Quỳnh,
Chia sẻ

Không ở đại dương và cũng không dạy chú cá Nemo nào, nhưng thầy dạy môn thể chất cho trẻ “lớp lá” Nguyễn Thế Trường lại được gọi là "thầy Cá Đuối", như trong bộ phim nổi tiếng “Finding Nemo” được hàng trăm trẻ con mê mẩn.

Là kiện tướng quốc gia môn Wushu nhiều năm, thầy Nguyễn Thế Trường không ngờ lại có ngày anh trở thành thầy gõ đầu trẻ mầm non. Trường thầy công tác hiện chỉ mới khoảng gần 200 cháu từ 2 - 5 tuổi.

Thầy Trường cho biết, khi bể bơi mới xây dựng, nhà trường bàn cách đặt tên bể bơi. Một giờ học bơi hấp dẫn các bé không chỉ ở tên của bể bơi, mà còn cả người thầy, cả phong cách dạy học. Vậy là thầy nhớ ngay đến bộ phim Finding Nemo (Đi tìm Nemo) để đặt tên là bể bơi Cá Nemo.
 
“Thầy Cá Đuối” khiến hàng triệu trẻ em mê mẩn 1
Thầy Cá Đuối – Người thầy đầu tiên của Nemo 
 
Finding Memo kể về hành trình gian khổ của cá bố Marlin đi tìm con trai Nemo, tình phụ tử và cuộc sống tươi đẹp được thể hiện trong thế giới đầy lý thú dưới lòng đại dương. Với bể bơi Memo, thầy Trường cũng muốn nhấn mạnh ý nghĩa nhân văn của bộ phim này. Bố mẹ luôn lo âu khi để cho con cái của họ bước ra thế giới đầy cạm bẫy bên ngoài. Ở bể bơi nhỏ Nemo, Trường hiểu được sự “thót tim” của các bố mẹ. Nhưng quan trọng hơn là người lớn giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi đó, giúp các con tự tin hơn sau khi bước ra những bể đời to lớn hơn.
 
“Thầy Cá Đuối” khiến hàng triệu trẻ em mê mẩn 2
 
“Thầy Cá Đuối” khiến hàng triệu trẻ em mê mẩn 3

Giờ học bơi đầu tiên, thầy Trường giới thiệu: “Hôm nay thầy Trường sẽ dạy các con làm quen học bơi ở bể bơi Nemo”. Các bé “vặn” lại: “Phải là thầy Cá Đuối chứ!

Bé Mít vốn rất năng động trong giờ học võ nhưng lại sợ nước. Sau vài giờ “thử thách” với nước, Mít đã ôm phao bơi cười tươi và háo hức chờ đến giờ học để đến bể bơi Nemo gặp "thầy Cá Đuối".

Bí kíp của "thầy Cá Đuối" là những trò chơi vận động ngộ nghĩnh ở bể bơi, giúp cho bé dần dạn nước. Để bé có thể dần dần thích nghi với môi trường hoạt động dưới nước thì phải sử dụng rất nhiều các phương pháp khác nhau. Điều quan trọng nhất là phải tạo cho trẻ cảm thấy hứng thú và nhận thức được công việc của bản thân mình khi ở dưới nước. Khi dạy bơi cho trẻ cần phải sử dụng nguyên tắc tăng dần, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và từ nhẹ đến nặng.

Ở trường, "thầy Cá Đuối" còn dạy các con bóng đá và võ cổ truyền. Theo "thầy Cá Đuối", hoạt động thể chất rất tốt cho sức khỏe của bé như phát triển xương, tăng cường lưu thông máu và sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, quan trọng nhất là giúp trẻ tự tin hơn, học được tinh thần teamwork.

Vì vậy, ngoài thời gian ở trường, mỗi cuối tuần bố mẹ nên sắp xếp cho trẻ vận động ở nhà. Bố mẹ nên rủ con đi bộ cùng mẹ đi siêu thị, hoặc cùng bố đi dạo một vòng trong vườn hoa cạnh nhà. Cùng con chơi những trò chơi năng động như trốn tìm, nhảy dây... Trồng cây, tưới cây sẽ khiến trẻ mê ly vì trẻ rất thích nghịch nước và đào xới. Để “rủ rê” bé tham gia các hoạt động vận động hiệu quả, theo "thầy Cá Đuối", người lớn không nên ép bé làm những điều bé không thích. Khi hướng dẫn bé cần phải tươi cười, vui vẻ với bé. Quan trọng nhất là kiên nhẫn, không thể nôn nóng.
 
“Thầy Cá Đuối” khiến hàng triệu trẻ em mê mẩn 4
 
“Thầy Cá Đuối” khiến hàng triệu trẻ em mê mẩn 5
 
“Thầy Cá Đuối” khiến hàng triệu trẻ em mê mẩn 6

Trường hạnh phúc vì được các con gọi là "thầy Cá Đuối". Thầy ấn tượng nhất hình ảnh "thầy Cá Đuối" chở Nemo và các bạn trong ngày đầu tiên đi học, băng qua vỉa đá ngầm với những rặng san hô dưới đại dương hùng vĩ. Đó là hình ảnh đồng cảm với nhiều nền văn hóa về ý nghĩa của người thầy, không chỉ ở riêng Việt Nam.

Thầy Nguyễn Thế Trường tốt nghiệp Đại học Thể dục thể thao Từ Sơn, kiện tướng quốc gia môn Wushu, nguyên là huấn luyện viên TT Huấn luyện và Thi đấu TDTT Hà Nội. Hiện thầy công tác tại Trường Mầm Non Bright School (Khu đô thị Văn Quán, Hà Nội). Bể bơi Nemo là một trong những hạng mục được yêu thích nhất trong chương trình trải nghiệm “Hành trình trở thành bé tự tin” của trường.

Chia sẻ