Sống với 1 đô la một ngày

Lê Minh ,
Chia sẻ

Hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới chỉ kiếm được 1 đô la một ngày, tương đương 21 nghìn VNĐ. Trong đó có nhiều trẻ em 4 tuổi, 5 tuổi, 6 tuổi... kiếm sống cùng gia đình mình.

Thông qua quyển sách “Sống với một đô la một ngày”, nhiếp ảnh gia Thomas A. Nazario, người đoạt giải Pulitzer Renée Byer đã mô tả cuộc sống của những cư dân nghèo khổ nhất thế giới.

Sống với 1 đô la một ngày 1
Ở vùng cao nguyên  Bolivia, cao khoảng 13.000 feet so với mực nước biển, người dân sống trong nhà không có vật liệu cách nhiệt, không có điện, không có giường. Họ dùng nước từ suối chạy ra khỏi ngọn núi phủ đầy tuyết. Họ sinh sống bằng cách bán lông của những vật nuôi. Mỗi con vật sản xuất khoảng 3 pound lông (1.36kg) mỗi năm và mỗi pound bán được khoảng 2.5 đô la Mỹ. Mỗi gia đình có thể kiếm được khoảng 200 đô la mỗi năm từ đàn gia súc của họ. Trong ảnh, cậu bé Alvaro Kalancha Quispe, 9 tuổi đang cho đàn lạc đà gặm cỏ trên sườn đồi. 

Sống với 1 đô la một ngày 2
Cô bé  Ana-Maria Tudor 4 tuổi đang đứng trong ánh sáng ô cửa tại  Bucharest, Rumani, hy vọng có một phép lạ xảy ra khi gia đình em phải đối mặt với việc bị đuổi ra khỏi ngôi nhà duy nhất của họ. Cha cô bé gần đây đã phẫu thuật túi mật dẫn đến nhiễm trùng khiến ông không thể làm việc. Căn phòng họ đang sống không có phòng tắm và nước máy.

Sống với 1 đô la một ngày 3
Trong một bãi chứa chất thải điện tử, cô bé Fati 8 tuổi đang làm việc cùng với những đứa trẻ khác tìm kiếm bất cứ thứ gì để đổi lấy những đồng xu. Trong khi đang đội một chiếc xô chứa kim loại nhỏ trên đầu nước mắt cô bé tuôn rơi vì nỗi đau của bệnh sốt rét mà em mắc phải vài năm trước đây. Đây là công việc duy nhất giúp em kiếm sống qua ngày. 

Sống với 1 đô la một ngày 4
Cậu bé Vishal Singh, 6 tuổi đang chăm sóc cho một bé gái trong khi mẹ bé đang ở khu ổ chuột  Kusum Pahari ở phía nam Delhi, Ấn Độ. Khi không làm việc, Vishal đến học ở ngôi trường dành cho trẻ em khu ổ chuột  Kusum Pahari. Ngôi trường là một cơ sở ngoài trời, không có điện, không có nhà vệ sinh và không có sách. Học phí là 2 rúp (chưa đến 1000 đồng) một tuần nhưng nhiều trẻ em không thể đến trường vì không đủ tiền. 

Sống với 1 đô la một ngày 5
Giống như bao đứa trẻ nghèo khó trên thế giới, cậu bé Ninankor Gmafu, 6 tuổi phải ở nhà để giúp đỡ gia đình. Hàng ngày cậu bé giúp cha chăm sóc đàn gia súc của gia đình ở Ghana, Tây Phi. Cậu bé mơ ước một ngày nào đó sẽ được đến trường nhưng có thể sẽ không bao giờ đạt được điều đó. 

Sống với 1 đô la một ngày 6
Cô bé Huhupa Begum 13 tuổi, sống ở New Delhi, Ấn Độ.đã bị mù từ 10 năm trước. Cô bé sống bằng nghề ăn xin để nuôi em trai 6 tuổi và  người mẹ mắc bệnh hen suyễn không thể làm việc. Cha của cô bé đã chết 10 năm trước vì bệnh lao phổi. Chiếc xe đẩy của cô bé có được là do những người qua đường quyên tặng. 

Sống với 1 đô la một ngày 7
Cô Jestina Koko, 25 tuổi đang làm việc cùng cô con gái 5 tuổi. Bị liệt từ khi lên ba, Jestina chủ yếu dùng đôi tay của mình để di chuyển và làm việc. Cô sinh sống bằng nghề giặt ủi, bán bánh và ăn xin trên đường phố Monrovia, Liberia. Cả hai mẹ con đều bị sốt rét. Cô mong ước có một chiếc xe lăn, có một căn phòng để ở và con gái cô được đến trường. 


Sống với 1 đô la một ngày 8
Bị cơn đau dạ dày hành hạ, cô Viorica Guile, 31 tuổi phải ngủ thiếp đi trong chốc lát mà không thể nấu xong nồi canh cho bữa tối. Cô bị chứng viêm dạ dày trong nhiều năm. Nhưng vì không có đủ tiền để điều trị hay đến bệnh viện, cô đành phải sống chung với cơn đau mỗi ngày. Cô và mẹ sống trong căn nhà tạm bợ ở Slatina, Rumani, nơi không có nước hay phòng tắm cùng với nỗi lo bị đuổi ra khỏi nhà mỗi ngày. 

Sống với 1 đô la một ngày 9
Rudra 5 tuổi và em gái Suhani 3 tuổi sống ở khu ổ chuột Dharamsala, Ấn Độ đang tìm một ít trà để uống. Hai anh em vẫn sống sót dù gần đây hai anh em họ của họ đã chết vì suy dinh dưỡng. 

Sống với 1 đô la một ngày 10
 Trong khu ổ chuột Charan ở phía Bắc Ấn Độ, người mẹ trẻ Kapana, 20 tuổi đã bỏ đói đứa con 2 tuổi của cô, bé Sangeeta để giúp “công việc ăn xin” thuận lợi hơn. Bé Sangeeta chỉ nặng có 4kg. Trẻ em đi ăn xin thường nhận được sự đồng cảm của những người đi đường. Tệ hơn nữa, đôi khi như  trường hợp này, trẻ em bị bỏ đói thường nhận được nhiều tiền hơn. Theo tổ chức Ngân hàng thế giới, có 1900 trẻ em trên thế giới chết mỗi ngày vì những lý do có thể ngăn ngừa được. 

(Theo Time) 
Chia sẻ