Sôi sục làng vàng mã phục vụ Rằm tháng bảy

C.T,
Chia sẻ

Bàn tay khéo léo của những người thợ thoăn thoắt và tỉ mỉ dán áo, bồi giấy, chỉnh khung cho các “ông” voi, “ông” ngựa, hình nhân... Tháng bảy âm, một mùa Vu Lan nữa lại về!

Làng Phúc Am thuộc xã Duyên Thái huyện Thường Tín (Hà Nội) là một trong số những nơi nổi tiếng ở đất Hà Thành với truyền thống sản xuất đồ hàng mã phục vụ cúng tế. 

Tháng bảy, tháng mưa ngâu với tục truyền về mối tình oan trái. Tháng bảy cũng là tháng có đại lễ Vu Lan, hay còn gọi là ngày Xá tội vong nhân.

Đến Phúc Am vào những ngày này, mới cảm nhận hết sự nhộn nhịp của làng nghề vào mùa. Các cơ sở sản xuất đang tất bật hoàn thiện nốt những công đoạn cuối cùng để kịp giao hàng cho khách. Bàn tay khéo léo của những người thợ thoăn thoắt và tỉ mỉ dán áo, bồi giấy, chỉnh khung cho các “ông” voi, “ông” ngựa, vua quan,...

Cụ Loan (chủ một cơ sở sản xuất vàng mã) thành thật chia sẻ : “Bao giờ người dân hết đốt vàng mã thì chúng tôi hết việc”. Vào thời gian này cả gia đình cụ đang cố gắng tập trung nhân lực, hối thúc con cháu để kịp hoàn thành các đơn hàng. "Làm cả năm nhưng một năm có mấy dịp được bận rộn thế này đâu", cụ Loan cười nói.

Trước kia, người dân làng Phúc Am làm vàng mã khá vất vả, bởi các công đoạn vót tre, nứa, làm khung, dán áo, bồi giấy… đều do một người làm. Thì nay, công việc đã có sự “chuyên môn hóa”, phân công rõ ràng trong từng khâu. Người làm khung, người dán áo, người kia bồi giấy, người khác trang trí, mỗi người một việc. Do vậy, công việc “chạy” nhanh và hiệu quả hơn.

Chị Thanh, một hộ dân trong làng hồ hởi: “Bây giờ công việc làm vàng mã không chỉ có người dân ở làng làm, mà còn có rất nhiều người từ nơi khác đến xin làm thuê với mức thu nhập không đến nỗi nào. 

Người lớn bình quân thu nhập mỗi tháng 3-4 triệu đồng, trẻ em làm thêm phụ giúp gia đình cũng kiếm được khoảng 1,5 triệu/ tháng. Ngoài ra các cụ già làng tôi chuyên quấn vàng mã cũng được 30.000-40.000 đồng/ngày. Cuộc sống nhờ đó bớt phần khó khăn, nhiều người trong làng đã xây dựng được nhà cửa khang trang”.

Sôi sục làng vàng mã phục vụ Rằm tháng bảy
Cụ Loan: “Bao giờ người dân hết đốt vàng mã thì chúng tôi hết việc”.

Sôi sục làng vàng mã phục vụ Rằm tháng bảy
Chọn khung

Sôi sục làng vàng mã phục vụ Rằm tháng bảy
Dán giấy 

Sôi sục làng vàng mã phục vụ Rằm tháng bảy

Sôi sục làng vàng mã phục vụ Rằm tháng bảy
Tỉ mỉ trong từng chi tiết

Sôi sục làng vàng mã phục vụ Rằm tháng bảy

Sôi sục làng vàng mã phục vụ Rằm tháng bảy
Chăm chú hoàn thành nốt công đoạn còn lại

Sôi sục làng vàng mã phục vụ Rằm tháng bảy
để cho ra những sản phẩm cuối cùng

Sôi sục làng vàng mã phục vụ Rằm tháng bảy
Những ngày giáp đại lễ Vu Lan, không khí ở làng Phúc Am tất bật hơn bao giờ hết 

Sôi sục làng vàng mã phục vụ Rằm tháng bảy
Thu nhập của mỗi người mỗi tháng từ 3 đến 4 triệu đồng

Sôi sục làng vàng mã phục vụ Rằm tháng bảy


Sôi sục làng vàng mã phục vụ Rằm tháng bảy

Sôi sục làng vàng mã phục vụ Rằm tháng bảy

Sôi sục làng vàng mã phục vụ Rằm tháng bảy

Sôi sục làng vàng mã phục vụ Rằm tháng bảy

Sôi sục làng vàng mã phục vụ Rằm tháng bảy

Sôi sục làng vàng mã phục vụ Rằm tháng bảy
Một "nghệ nhân" nhí của làng

Sôi sục làng vàng mã phục vụ Rằm tháng bảy
Nhiều em nhỏ cũng tranh thủ giúp bố mẹ làm thêm 

Sôi sục làng vàng mã phục vụ Rằm tháng bảy

Sôi sục làng vàng mã phục vụ Rằm tháng bảy

Sôi sục làng vàng mã phục vụ Rằm tháng bảy

Sôi sục làng vàng mã phục vụ Rằm tháng bảy
Chở sản phẩm đến các nơi tiêu thụ trên khắp Hà Nội
Chia sẻ