Nụ cười trong vắt của cô gái tâm thần khiến người khác phải nghẹn lòng

Thúy Liên,
Chia sẻ

Chồng bỏ đi, con trai chết cóng, bà Nga sống với đứa con gái cũng mắc bệnh tâm thần. Cô gái ấy có nụ cười trong vắt.

Bà Huỳnh Thị Nga (1968, đang trú tại ấp I, xã Phước Vĩnh Tây, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) sinh ra đã có dấu hiệu tâm thần nhẹ. Đến khi quá duyên lỡ thì, bà Được mai mối cho ông Nguyễn Văn Chín (1966). Ông không đến mức thuộc dạng tâm thần, nhưng nhận thức cũng không minh mẫn như người bình thường. Họ đến với nhau và dần sinh được hai người con là anh Nguyễn Văn Tài (1989), chị Nguyễn Thị Hường (1990).

Chẳng may, anh Tài cũng bị tâm thần và khuyết tật hệ vận động khi vừa lọt lòng mẹ. Chị Hường cũng không khác gì ba mẹ và anh hai. Cả anh Tài và chị Hường đều có thói quen không thích mặc áo và mất hẳn khả năng nhận thức mọi việc.

Nụ cười trong vắt của cô gái tâm thần khiến người khác phải nghẹn lòng 1
Bà Chín và chị Hường. Lấy lí do có khách đến thăm, bà đã "dụ" được chị đi tắm và mặc quần áo vào.

Cuộc sống gia đình cơ cực nối tiếp cơ cực. Ông Chín bà Nga phải vất vả làm lụng nuôi hai con, ai thuê gì làm nấy, ai cho gì nhận nấy. Không chịu được khó khăn này, một dạo nọ ông Chín buồn rầu rồi bỏ đi biệt xứ để lại bà cũng hai đứa con. “Ổng đi năm 1998” - bà Nga cố nhớ.

Bà nhớ như thế là nhờ vào một cột mốc mất mát khác. Dịp cuối năm 1999, anh Tài vẫn thói quen cũ là không chịu mặc quần áo, thích đi lang thang khắp nơi, bất kể ngày đêm. Rồi anh chết vì mưa lạnh khi thời tiết có bão. “Tài chết năm 1999. Tại có bão và lạnh lắm… Ổng đi một năm thì nó (Tài) chết” - dù nhận thức kém nhưng bà Nga vẫn nhớ như in sự kiện có liên quan đến con mình.

Nụ cười trong vắt của cô gái tâm thần khiến người khác phải nghẹn lòng 2
Chị Hường cùng giấy xác nhận của chính quyền địa phương.

Ngôi nhà cũ không còn, bà cùng chị Hường vào sống trong Lầu Ông Phủ (một căn biệt thự bỏ hoang), không điện, không nước sạch. Mái nhà cũng lỗ chỗ không che được nắng mưa. Ban đêm thì hai mẹ con cứ thế chìm trong bóng tối.

Thấy vậy chính quyền địa phương cho mẹ con bà ra ở nhờ trên mảnh đất của người dân địa phương. Một mái nhà tạm bợ cũng được dựng lên cho bà và chị. Gia đình bà lâu nay được xếp vào dạng nghèo của xã nên được trợ cấp hàng tháng là 135.000 đồng. Chị Hường cũng được trợ cấp thêm ở dạng khuyết tật.

Nụ cười trong vắt của cô gái tâm thần khiến người khác phải nghẹn lòng 3
Ngôi nhà hoang và ngôi nhà tạm mà mẹ con chị Hường đang sống.

Chị Hường đã lớn hẳn nhưng vẫn không chịu mặc đồ. Những việc sinh hoạt cá nhân chị đều cần đến mẹ. Chị Hường không mặc quần áo, bà Nga rất sợ kẻ xấu lợi dụng nên rào dây xung quanh tuy nhiên khi lên cơn, không thứ gì có thể cản được chị. Có lúc chị vùng vẫy đánh đập bà Nga và đập nát những vật dụng có trong căn nhà. “Lúc tôi đi làm về không thấy con tôi sợ lắm. Vì lúc nào nó cũng không mặc đồ, rất dễ bị xấu lợi dụng. Tôi từng nghĩ đến chuyện gửi nó vài trại tâm thần nhưng nghĩ lại thì không đành lòng".

Nụ cười trong vắt của cô gái tâm thần khiến người khác phải nghẹn lòng 4
Nụ cười ngây ngô trong vắt của chị Hường khiến người khác phải nghẹn lòng.

Bà Nga nghẹn ngào nói lên mong ước: "Lúc bình thường Hường cũng cười với tôi. Khoảnh khắc đó tôi vui lắm. Mong sao nó tỉnh táo, mỗi ngày nó biết nói cười, gọi mẹ ơi tôi mới an tâm nhắm mắt được”.

Bà Huỳnh Thị Nga hiện đang trú tại ấp I, xã Phước Vĩnh Tây, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Người hàng xóm của bà là ông Tám Hùng, Số ĐT: 0726294986.

Chia sẻ