"Nóng" vụ em bé hát nhạc "não tình'"

Theo Eva,
Chia sẻ

Clip bé 3 tuổi hát "Tìm lại bầu trời" hiện đang gây nhiều phản ứng trái chiều.

Gần đây, clip bé 3 tuổi hát “Tìm lại bầu trời” đã khiến nhiều bậc phụ huynh bày tỏ quan điểm không nên cho con hát bài hát người lớn khi còn nhỏ.

Nhiều người cho rằng việc đó shock theo chiều hướng tốt, tuy nhiên một số người lại phản ứng mạnh khi xem clip này.


Cô bé hát Tìm lại bầu trời gây rúng động dân mạng.


Bé gái hát rất chuyên nghiệp

Clip Bé gái 3 tuổi hát Tìm lại bầu trời dài 4 phút với cảnh một bé gái xinh xắn ngồi trên ghế trước của ô tô, tay cầm một vật tượng trưng cho mic, hát khớp nhạc và biểu diễn như một ca sĩ chuyên nghiệp. Những đoạn tình cảm, cao trào đều được bé “lột tả” đúng trạng thái quằn quại thể hiện những nỗi đau, tâm sự của người đang yêu.

Nội dung clip nhận được rất nhiều những ý kiến đánh giá khác nhau, chủ yếu là thích thú với sự hồn nhiên, tinh nghịch của bé. Ngay trong 4 ngày đầu, clip đã thu hút khoảng 50 nghìn view và vẫn còn rất nhiều người quan tâm truy cập vào để xem bé biểu diễn.

Nhiều người bình luận dưới clip khuyến khích khả năng diễn xuất, thể hiện của em bé và coi bé như một tài năng trong tương lai.

Bên cạnh đó cũng không ít ý kiến quan ngại về việc có nên cho bé hát bài hát của người lớn khi bé mới vừa biết nói, nhiều câu còn chưa tròn chữ.



Clip bé 3 tuổi hát Tìm lại bầu trời hiện đang 'rúng động' dân mạng
và gây nhiều phản ứng trái chiều. (Ảnh chụp từ clip).


“Nhìn bé rất thông minh. Nhưng bố mẹ bé để bé già đời quá. Mình có cậu con trai 5 tuổi. Cháu đi học về, đọc thơ hơi ngọng ngọng lại thấy xúc động. Nghe bé 3 tuổi hát, mình vừa khâm phục, vừa lo lắng vì bài hát không phù hợp với bé”, anh Hà Đình Cường, Biên Hòa, Đồng Nai cho biết.

Nhà văn Phạm Thị Thùy Linh, 35 tuổi sau khi xem clip xong cũng chia sẻ quan điểm của mình:

“Bé mới chỉ trong giai đoạn học nói,chưa tròn câu, gẫy chữ. Cháu có thể học hát, học múa những bài hát ở lứa tuổi cháu. Trong ký ức của tôi, những bài hát ru, những bài ca dao có ảnh hưởng tới sự phát triển tâm hồn của tôi rất lớn. Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in những tưởng tượng của mình khi nghe, đọc, hát những bài hát, câu ca đó. Thế nên các cháu bé ở độ tuổi như Dế sẽ nhớ cảm giác hát bài hát này đến khi già”

Chị Trang Lê, đang sinh sống tại Canada, có con trai 4 tuổi cho biết: “Bé thể hiện bài hát cảm xúc theo ngôn từ, nhạc điệu bài hát mà mình phát hoảng. Ở Canada, mặc dù mọi người rất thoáng trong việc dạy dỗ con cái, nhưng khi mình cho bạn bè mình xem clip này, ai cũng bảo bố mẹ nên cho con nghe và hát những bài hát thiếu nhi thay vì bài hát người lớn vật vã thế”.


Clip bé hát Tìm lại Bầu trời.

Eva đã có cuộc trao đổi ý kiến nhanh với Chuyên gia tâm lý Vũ Thị Hòa, Trung tâm tư vấn tâm lý An Việt Sơn về các ý kiến trái chiều này:

Chuyên gia tâm lý Vũ Thị Hòa:

Ấn tượng đầu tiên của tôi sau khi xem xong clip này là khả năng ngôn ngữ của em bé rất tốt. Để thuộc được một bài hát dài như thế, bé phải có trí nhớ tuyệt vời.

Nhiều người khi nghe một em bé ba tuổi hát bài hát yêu đương của người lớn sẽ có những lo lắng thái quá. Nhưng theo tôi, đây là chuyện bình thường. Những trẻ mầm non tư duy trực quan là chính nên những gì bé hát không đồng nghĩa với những gì bé hiểu. Sau khi vào lớp 1, trẻ hình thành tư duy trừu tượng thay cho tư duy hình ảnh thì chúng mới bắt đầu ý thức những gì mình được học.

Về góc độ tâm lý, tất nhiên sẽ có những ảnh hưởng nhất định. Nhưng đo lường ảnh hưởng như thế nào rất khó. Một số bé có trí nhớ tốt, bạn không cần dạy bé hát, nhưng chỉ cần xem qua tivi một vài lần là bé có thể nhớ, bắt chước làm theo.

Trẻ sẽ hát những bài hát mà nó thích. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần có những định hướng cho trẻ trong những trường hợp như thế này. Trẻ hát những bài hát thiếu nhi, đọc những câu chuyện thiếu nhi và chơi những trò chơi phù hợp sẽ kích thích phát triển tính cách, tâm lý tốt hơn.

Được biết, không chỉ có clip bé 3 tuổi hát “Tìm lại bầu trời”, nhiều người dễ dàng bắt gặp một em bé mặt “búng ra sữa” đang cố gắng lên gân, lên cổ cất lên những câu hát về tình yêu, đau khổ, quằn quại kiểu như “Đến bao giờ mới được có em…”; “Dốc hết tình này ta trả nợ đời…”; rồi “Anh yêu em quá mất rồi …”.



Chia sẻ