Nỗi buồn của những người phụ nữ ở Bệnh viện Ung bướu

Quỳnh Trân,
Chia sẻ

Ở Bệnh viện Ung bướu Tp Hồ Chí Minh (số 3, đường Nơ Trang Long, Phường 7, quận Bình Thạnh) lúc nào cũng đông đúc bệnh nhân. Tất cả giường bệnh đều có hai người ghép chung, nhiều người không có giường bệnh thì phải nằm dưới sàn nhà, gầm giường, hành lang...

Nỗi buồn của những người phụ nữ ở Bệnh viện Ung bướu 1
Rất nhiều bệnh nhân ung thư từ các tỉnh thành khác phải xa quê cả một thời gian dài để chọn Bệnh viện Ung bướu là nhà. Họ không biết khi nào mới được ra viện, có người thì nói họ sẽ phải sống tại đây đến hết đời, không biết cái chết sẽ đến với mình vào lúc nào.

Nỗi buồn của những người phụ nữ ở Bệnh viện Ung bướu 2
Ai cũng gầy yếu xanh xao, chân tay khẳng khiu nhưng lại mang trên vai một cái đầu trọc quá khổ, có người còn bị lồi mắt do hậu quả của những lần hóa trị, xạ trị.

Nỗi buồn của những người phụ nữ ở Bệnh viện Ung bướu 3
Chị Nguyễn Thị Kim Nương đã nhập viện gần một năm nay để điều trị. "Thời gian đầu tôi cũng và gia đình cũng bị sốc, nhưng cứ tự nhủ với bản thân phải cố gắng, sống lạc quan. Ở đây nhiều người có hoàn cảnh giống mình nên cũng dễ hỏi thăm, chia sẻ cùng nhau. Nhiều khi cũng buồn khi hôm nay vừa trò chuyện với người này, hôm sau thì họ đã vĩnh biệt tất cả..."

Nỗi buồn của những người phụ nữ ở Bệnh viện Ung bướu 4
Được biết, hơn 60% bệnh nhân ung thư ở Bệnh viện Ung bướu TP.HCM từ các tỉnh khác đến, phải tách rời cuộc sống gia đình, các mối quan hệ do điều trị kéo dài.

Nỗi buồn của những người phụ nữ ở Bệnh viện Ung bướu 5
Nhập viện được 2 tuần nay nhưng chị Lê Thị Vy, 35 tuổi, quê Vĩnh Long đang rất lo lắng khi cục bướu trên cổ ngày càng to ra. Chị cho biết: "Từ lúc phát hiện bướu cổ đến nay đã hơn 2 năm, tôi phải vay tiền nhiều nơi để điều trị khắp các bệnh viện lớn nhỏ ở miền Tây nhưng không hiệu quả nên phải vay một số nợ lớn để lên TP.HCM điều trị tiếp. Giờ không biết khi nào mình mới được về quê, chồng thì bỏ, người thân ở quê hết. Một mình nằm đây cô đơn lắm...".

Nỗi buồn của những người phụ nữ ở Bệnh viện Ung bướu 6
Tại phòng 419 khoa nội 2, bà Phạm Thị Chăm nước mắt ngắn dài kể về trường hợp của con trai bà là Lê Chí Cường, 21 tuổi, quê An Giang bị u
ng thư đường ruột gần hai năm nay. Bệnh ung thư giai đoạn cuối đã khiến Cường từ một thanh niên khỏe mạnh gần 50 kg giờ chỉ còn 30kg. Để có tiền điều trị cho Cường, bà Chăm đã bán hết tài sản trong nhà, vay thêm lối xóm gần chục triệu đồng.

Nỗi buồn của những người phụ nữ ở Bệnh viện Ung bướu 7
Tại phòng đối diện, bà Trần Ngọc Thuê đã ngoài 80 tuổi, nằm ghép với một người phụ nữ khác. Dù được một nhóm thiện nghiện tặng quà và hỗ trợ một phần tiền thuốc nhưng bà vẫn không giấu nổi nét buồn bã, mệt mỏi trên gương mặt già yếu ngày ngày chống chọi với bệnh tật.

Nỗi buồn của những người phụ nữ ở Bệnh viện Ung bướu 8
Hầu hết bệnh nhân khi biết mình bị ung thư đều sốc. Cả người bệnh và gia đình họ đã và đang trải qua những tháng ngày nặng nề, đau đớn.

Nỗi buồn của những người phụ nữ ở Bệnh viện Ung bướu 9
Nhiều bệnh nhân phải nằm dưới gầm bệnh viện. Được biết, BV Ung Bưới có
có 1.300 giường bệnh nội trú nhưng công suất giường thực tế lên đến 247%.

Nỗi buồn của những người phụ nữ ở Bệnh viện Ung bướu 10
Những người chăm bệnh cũng túc trực thường xuyên tại Bệnh viện, họ tranh thủ ăn vội bữa trưa để lại tiếp tục chăm sóc người bệnh.


Nỗi buồn của những người phụ nữ ở Bệnh viện Ung bướu 11

Không có giường bệnh, nhiều bệnh nhân tại BV Ung Bướu ngày ngày trải chiếu nằm dọc hành lang. Buổi sáng họ mua rau, mua cơm về nấu ăn, mọi sinh hoạt đều diễn ra trong "ngôi nhà chung" này.
Chia sẻ