Những "thầy cô" nhận thù lao bằng... nụ cười

Hồng Dung,
Chia sẻ

Cứ cuối tuần khoảng 10 bạn sinh viên tình nguyện trong vai trò những thầy cô không chính thức lại có mặt tại đây để dạy học cho các em nhỏ từ 6 đến 14 tuổi. Hầu hết đó đều là con em của những gia đình lao động nghèo làm nghề bốc vác ở chợ đêm Đồng Xuân, Hà Nội.

Những

Đều đặn hàng tuần, Huệ cùng các bạn trong nhóm sinh viên tình nguyện của Câu lạc bộ tình nguyện trẻ lại tới làng Phúc Xá, quận Long Biên, Hà Nội để dạy học miễn phí cho các em nhỏ. Đường vào xóm nghèo lầy lội, đi qua những bãi rác ngổn ngang.  

Những

Đây là khung cảnh xóm trọ nghèo nàn nơi tập trung rất nhiều lao động bốc vác làm thuê ở chợ đêm Đồng Xuân. Những phòng trọ hay đúng hơn là những căn lều tạm bợ được gia cố bởi nhiều phông bạt và những mảnh gỗ mục nát. Họ đến từ các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Phú Thọ…

Những

Lối vào duy nhất của xóm trọ này là một cái cửa sắt luôn đóng kín, có một lỗ hổng đủ để 1 người chui qua. Các bạn sinh viên phải chui qua cánh cửa này để vào dạy học cho 2 em nhỏ.

Những

Gia đình chị Thủy, 2 vợ chồng và 3 con nhỏ sống trong căn phòng hơn 10 m2. Hàng đêm anh chị làm bốc vác thuê kiếm tiền nuôi 3 con ăn học. Hai trong số 3 người con của chị Thủy (Thùy Linh học lớp 3, Hiền  học lớp 8) đang được các bạn sinh viên dạy học, hướng dẫn làm bài tập về nhà, bổ sung các kiến thức nâng cao để bắt nhịp kịp với các bạn trong lớp .

Những

Huệ chia sẻ khó khăn lớn nhất của nhóm sinh viên tình nguyện - những thầy cô không chính thức khi tới dạy cho các em nghèo ở Làng Phúc Xá là địa điểm này khá nhạy cảm, nhiều thành phần trong xã hội thuê trọ. Đường vào làng thì xa và đi qua nhiều ngõ nhỏ ngoằn ngoèo, Huệ cũng như các bạn rất sợ khi phải đi một mình vì có thể gặp những kẻ gian móc túi, người nghiệp ngập...

Thêm vào đó nữa một số gia đình ban đầu không ủng hộ việc các bạn dạy học cho con của mình. Họ suy nghĩ rằng các con không cần học chỉ cần đi làm thuê bốc vác kiếm đủ tiền nuôi thân là tốt lắm rồi. Nhiều gia đình thì đồng tình ủng hộ việc dạy học của nhóm tình nguyện, nhưng họ lại hay sống cảnh nay đây, mai đó nên cũng khó. 

Những

Xóm trọ nghèo có một trường hợp khá đặc biệt là em Gấm, Gấm quê ở Hà Nam, bố mẹ bỏ nhau. Em phải bỏ dở việc học lớp 8 lên Hà Nội ở cùng bố. Hằng ngày bố đi làm Gấm ở nhà trông nom nhà cửa, nấu cơm giặt giũ cho bố. Em không được đến trường vì không có hộ khẩu và cũng không đủ tiền để đóng học phí. Biết Gấm học lớp 8, Huệ cùng nhóm tình nguyện đã tìm cách để quên góp và tập hợp được bộ sách giáo khoa lớp 8 và những đồ dùng học tập thiết yếu tặng Gấm.

Những

Gấm đang được một "cô giáo" là sinh viên tình nguyện dạy Tiếng Anh. Em chia sẻ: "Nhìn thấy các bạn đi học em rất ao ước được đến trường, nhưng hoàn cảnh gia đình éo le, bố một nơi , mẹ một nơi… Em mong đến mỗi cuối tuần được các anh, chị đến dạy học. Em thực sự mong chờ các anh các chị ấy như mong người thân của em vậy".

Những

Nguyễn Văn Quyền – sinh viên đại học Y hà nội đang dạy học cho hai em Minh (lớp 3) và Tú (lớp 4). Quyền tâm sự: "Mình không chỉ mong muốn dạy cái chữ cho các em mà con dạy các em cách tránh xa với những tệ nạn xã hội. Dạy các em biết vững vàng hơn khi phải đối diện với cám dỗ của môi trường xung quanh. Thực sự mong sau này các em trở thành người có ích cho xã hội".

Những

Những khi làm bài tập đúng 3 "thầy trò" thường có những cách ăn mừng rất thỏa mái như thế này. Những cái đập tay thật đơn giản nhưng cũng đầy phấn khích giúp các em cảm  thấy thích thú với việc học tập

Những

Nụ hôn ngọt ngào như thế này, hay nụ cười của các em là phần "thù lao" duy nhất dành cho "cô giáo" Huệ. Nhưng đó là những cảm xúc rất tuyệt vời mà các "thầy, cô" nhận lại được từ những học trò bé bỏng của mình.

Chia sẻ