Hồ sơ siêu ấn tượng của những cụ bà U70

Trương Na,
Chia sẻ

Dù đã ở tuổi trên dưới 70 nhưng có những cụ bà vẫn ngày ngày miệt mài mưu sinh trên phố khiến giới trẻ nể phục vì tình yêu lao động say mê.

Triết lý sống đáng khâm phục của cụ bà 85 tuổi có tài sản hàng chục tỉ đồng

Người phụ nữ đặc biệt ấy chính là bà Đỗ Thị Lan, sinh năm 1930 tại làng Hà Khê, Thanh Khê, Đà Nẵng, chủ quán Món ăn Huế ở đường Pasteur, quận 1, TP.HCM.

Bà Lan có một tuổi thơ rất khốn khó. Ba mẹ bà ly hôn từ năm bà lên 5 tuổi. Tuổi thơ bà không được đến trường như bao bạn nhỏ khác, phải ra chợ kiếm sống từ năm lên 10. Vì sống trong hoàn cảnh khó khăn nên để có tiền, bà làm mọi việc. Từ bán ổ bánh mì 9 đồng bà góp cho đủ 10 đồng đem đi mua chỉ vàng dành dụm cho đến buôn cao đơn hoàn tán, quạt điện, nồi xoong, bán từ bánh khảo cho đến bánh bò rồi đến bánh nậm, bánh bột lọc, cuốn thịt, nem chua, tré.

Hồ sơ siêu ấn tượng của những cụ bà U70 1

Thấy người ta làm nem làm tré bán đắt, bà xin vào phụ quét nhà, rửa chén rồi lén học nghề. Học được nghề làm bánh lọc, bánh đúc và các món nem tré, bà dậy sớm thức khuya xay bột làm bánh rồi bưng đi bán. 43 năm bán bánh thì bà có 33 năm làm “trùm” bán hàng rong ở khu vực nhà thờ Đức Bà.

Có lẽ gánh hàng rong của bà luôn đắt hàng là nhờ chất lượng, điều mà bà luôn đặt lên hàng đầu. Bánh lọc của quán bà Lan ngoài con tôm đỏ au, tươi ngọt trong mỗi cái bánh thì bột tôm cũng làm từ con tôm xay nhuyễn chứ không phải vỏ tôm xay pha bột màu như rất nhiều hàng quán khác làm.

Hồ sơ siêu ấn tượng của những cụ bà U70 2
Những món ăn mà bà Lan chăm chút kinh doanh suốt 43 năm qua

Ngoài chăm chút cho chất lượng thì giá cả cũng phải chăng, bà nói: “Thà lời 2 đồng một cái bán được 2.000 cái/ngày còn hơn lời 3 đồng mà bán ngày 1.000 cái”. Điều quan trọng cũng không kém là hàng quán phải luôn sạch sẽ, uy tín và đặc biệt là phải kiên nhẫn. Bà tâm niệm: kiên nhẫn là mẹ của thành công.

Bán hàng muốn đắt thì phải coi trọng khẩu vị và sức khỏe của khách như của chính mình. Khách gọi là phải dạ thưa, khách mắng có muốn trả lời cũng phải dạ thưa trước.

Hồ sơ siêu ấn tượng của những cụ bà U70 3
Quán ăn của bà Lan tuy nhỏ nhưng sạch sẽ, ngăn nắp

Điều đáng quý của bà Lan là đức tính cần kiệm, chắt chiu của bà. Cách bà luôn làm là chỉ tiêu một nửa số tiền cho cả nhu cầu. Giả dụ nếu tiền đi chợ là 20 đồng, bà sẽ chỉ mua 10 đồng. Mua bằng cách ra chợ mua một miếng thịt, luộc kỹ cho nó ra chất ngọt rồi thả rau vào nấu, thế là được một nồi canh ngon. Rồi cắt lấy miếng nhiều mỡ đem xào giá là có đĩa mặn. Miếng thịt còn lại để bữa chiều ram sền sệt lên cho các con ăn. Vậy là để dành ra được 10 đồng.

Có lẽ vì thế mà bà đã chắt chiu mua được căn nhà trị giá hàng nghìn cây vàng. Nhưng điều tuyệt vời nhất với bà Lan chính là các con của bà đều thành đạt. Bây giờ con bà sáu người thì hai ở Mỹ, ba người sống ở Pháp, một người ở Tây Đức, đều đã học ra các ngành kinh tế, bác sĩ. Riêng hai người con ở Việt Nam thì người con út hiện làm bác sĩ ở BV Nhi đồng, còn cô con gái phụ bà công việc bán hàng.

Đến thăm ngôi nhà bà cụ 80 tuổi cưu mang 50 chú mèo hoang ở Sài Gòn

Nhà cụ Lê Thị Quý (80 tuổi) nằm trong một con hẻm trên đường Đinh Tiên Hoàng, Q. 1. Hàng ngày bà bán nước mắm, giấm, tương, chao ở chợ Đa Kao, Q. 1. Tiểu thương tại đây quen gọi là cụ là “cụ Quý mèo hoang”.

Hồ sơ siêu ấn tượng của những cụ bà U70 4

Nguồn gốc của tên gọi là do cụ Quý hiện đang cưu mang gần 50 con mèo hoang trong căn nhà xập xệ của mình. Hàng ngày, cụ chỉ bán hàng khoảng 3 giờ buổi sáng, sau đó, cụ nghỉ bán rồi đi xin đầu tôm ở những cửa hàng thức ăn quanh chợ để cho mèo ăn. Ngay cả phần cơm trưa, ngày nào cụ cũng dành một ít cho các con mèo hoang sống trong chợ. "Mỗi ngày tôi chỉ ăn một bữa cơm, nếu tối đói quá thì nấu gói mì tôm. Gạo, thức ăn mua về nhà chỉ dành cho mèo", cụ Quý cho biết.

Hồ sơ siêu ấn tượng của những cụ bà U70 5
Cụ Quý tại gian hàng bán ở chợ Đa Kao

Cụ Quý kể lần đầu tiên cứu giúp một con mèo hoang cũng cách đây đã tròm trèm sáu chục năm trời. Có lần bà đi ngang dòng kênh Thị Nghè thấy hai thằng bé vứt một bọc ni lông bên trong có 4 con mèo loe ngoe. Những đứa trẻ khác chụp lấy một con vứt ra đường cho xe cán. Một con khác bị chúng vứt xuống dòng kênh không thể bơi được nên chìm nghỉm. Bà cố hết sức lao vào đám trẻ, vừa khóc vừa la hét, giành giật dữ lắm mới cứu được hai con còn lại mang về nuôi nấng. Từ đó, hễ cứ mỗi lần nghe tiếng chó mèo hoang lạc kêu lên, bà không cầm lòng được. “Chó mèo cũng như con người. Không có nơi để về, chúng kêu khóc tội lắm”, cụ ngậm ngùi.

Hồ sơ siêu ấn tượng của những cụ bà U70 6
Hàng ngày cụ Quý xin đầu tôm làm đồ ăn cho những chú mèo

Hồ sơ siêu ấn tượng của những cụ bà U70 7
Căn nhà nhỏ của cụ Quý cưu mang gần 50 chú mèo hoang

Mọi ngóc ngách của nhà cụ đều có mèo. Cụ nói, hễ cứ có mèo hoang tìm đến hay bị người khác bỏ rơi là cụ mang chúng về nuôi, không bỏ rơi bất cứ con nào dù nó bị bệnh tật. Cụ không thể nhớ mình nuôi bao nhiêu mèo, chỉ ước khoảng 50 con. Mỗi con đều có tên và cụ có thể kể rõ ràng hoàn cảnh của chúng. Con mèo lớn tuổi nhất gắn bó với cụ Quý đã gần 20 năm.

Ghé hàng chè xanh miễn phí của người phụ nữ nghèo trên phố Hà Nội

Những vị khách đã từng có dịp ngồi uống chè xanh ở quán nước của bà Nguyễn Thị Hồng Sen trên đường Trần Xuân Soạn phía giáp chợ Hôm (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chắc chắn sẽ không bao giờ quên được địa chỉ đặc biệt này. Bởi bà chủ hàng nước luôn vui lòng rót chè xanh, pha trà chanh, thậm chí phục vụ cả nước sấu cho tất cả mọi người mà không quan tâm các vị khách có trả tiền hay không.

Hồ sơ siêu ấn tượng của những cụ bà U70 8

Bà Sen năm nay đã 66 tuổi, sau khi chồng mất và cậu con trai cả đi lấy vợ, bà sống với cô con gái trong căn nhà nhỏ ở phố Trần Xuân Soạn. Hoàn cảnh của bà rất khó khăn, con gái bị mắc bệnh trầm cảm không có khả năng lao động bình thường hay đi lang thang trên các con phố quanh nhà, bản thân bà Sen cũng bị căn bệnh đau khớp hành hạ những khi trái gió trở trời.

Cách đây 5 năm, bà Sen quyết định mở một hàng nước chè tươi trên hè phố Trần Xuân Soạn. Hàng ngày, bà Sen dọn hàng từ lúc 5h sáng, các vị khách đến bất kể lúc nào cũng có nước chè mát rượi để uống. Bà chủ hàng nước thường mời khách uống miễn phí hoặc để mọi người tùy tâm trả tiền nhưng bà chỉ cầm vài nghìn "gọi là có".

Những người lao công, bán hàng rong, thợ bốc vác hay người dân đi khám bệnh qua… có thể thoải mái ghé quán bà ngồi uống nước mà không bao giờ phải lo lắng trong túi mình còn tiền hay không.

Hồ sơ siêu ấn tượng của những cụ bà U70 9
Ngoài nước chè, bà Sen còn bán nước sấu, trà chanh

Hồ sơ siêu ấn tượng của những cụ bà U70 10
Mẹt lá trà tươi được bà Sen tỉ mỉ lặt những lá bị sâu, d

Mặc dù được bán miễn phí nhưng nước chè ở quán của bà Sen lúc nào cũng xanh trong, thơm mùi lá tươi. Trước khi đem lá chè tươi đi rửa, bà Sen chọn lựa rất kỹ, nhặt bỏ đi những lá sâu, dập nát. 

Hồ sơ siêu ấn tượng của những cụ bà U70 11

Một vị khách đến mua chè tươi về nhà uống nhưng bà Sen cương quyết không nhận tiền

5 năm được mời những vị khách cả quen lẫn không quen cốc chè xanh miễn phí với bà Sen là quãng thời gian vô cùng hạnh phúc. Người phụ nữ có dáng người gầy guộc, gương mặt đầy những nếp nhăn nhưng ánh mắt vô cùng hiền từ nói rằng, bà sẽ còn dậy sớm đun nước nấu chè xanh thêm thật nhiều năm nữa

Chia sẻ