Em gái cho rằng Khôi nói mâu thuẫn, hàng xóm ý kiến trái chiều

Theo Kenh14/TTVN,
Chia sẻ

Cô con gái của bà Liên một lần nữa lên tiếng trước lời của bố và anh trai cho rằng bà Liên đặt điều.

Sự việc bà Nguyễn Thị Liên (SN 1958, ở tổ 45, phường Tương Mai) bị chồng, con đánh dã man vẫn còn gây bức xúc trong dư luận.

Mới đây, cả người bố là ông Nguyễn Đình Tiến (SN 1956) và anh Nguyễn Tú Khôi (SN 1985) đã lên tiếng trả trả lời với báo chí, cả hai đều nhận rằng: “Tôi là nạn nhân” và khẳng định rằng bà Liên đã đặt điều, là người gây chuyện trước.

Việc này đã làm cho sự việc trở nên phức tạp, dư luận không biết ai đúng, ai sai, gây ra nhiều luồng tranh cãi trong dư luận.

Trước những luồng dư luận trái chiều, chúng tôi đã tìm đến những người hàng xóm sống xung quanh nhà của bà Lê Thị Liên để tìm hiểu vụ việc được khách quan hơn. Nhưng ngay cả hàng xóm cũng có rất nhiều ý kiến khác nhau.

Gặp chị họ của anh Nguyễn Tú Khôi, chùng tôi được biết: "Mâu thuẫn gia đình nhà cô chú Tiến tôi không biết, nhưng chú Tiến là người ứng xử có đạo đức, là người thầy giáo, tôi không nghĩ thầy lại bồ bịch, đánh vợ".

Một số người khác thì cho rằng: "Không có lửa làm sao có khói, chị Liên sống không biết điều thì chồng đánh là chuyện tất nhiên".

Nhưng theo ông L. và cô T. (hai người dân sống ở tổ 45, phường Tương Mai), hai người khẳng định cô Liên là người hiền lành. Cô T. cho biết khi còn đi học, Khôi là học sinh cá biệt.

Cả hai người không chắc chắn về việc ai đúng, ai sai trong câu chuyện này, nhưng rõ ràng một người là giáo viên đánh vợ, con không can bố đánh mẹ thì rõ ràng là không thể chấp nhận được chứ đừng nói là đánh đến thương tích đầy người như thế.

Còn bác M. - người quen biết cô Liên từ băm 1986 - cho biết, ngôi nhà 3 tầng của gia đình nhà bà Liên đều do một tay cô Liên lao động, tích cóp từ quán phở của mình. Bác khẳng định bà Liên chăm ăn chăm làm và được mọi người yêu quý.

Chị N.H người có chồng và mẹ trực tiếp đưa bà Liên vào viện cấp cứu ngay sau khi sự việc xảy ra thì bức xúc: "Mẹ mình chơi rất thân với cô Liên và yêu quý cô vì cô là người phụ nữ hiền lành, hy sinh và chịu đựng dù ông Tiến đối xử tệ bạc với cô nhiều năm nay.

Đêm xảy ra vụ việc, chồng mình đến hiện trường và biết là máu in trên tường nhà, chắc chắn cô phải bị đánh rất mạnh. Mặt cô thâm tím, sưng tấy, bác sĩ nhìn thương tật là phải nẹp cổ ngay cho cô vì cô bị chấn thương đốt sống cổ.

Còn Khôi, cậu ấy sống như thế nào ngoài xã hội, mình không biết, nhưng ở nhà lại có những hành vi hỗn, chửi mẹ thì không thể chấp nhận được. Hôm đám cưới Khôi, người dân ở đây có mấy ai đi đâu".

Em gái cho rằng Khôi nói mâu thuẫn, hàng xóm ý kiến trái chiều
Ông L. và cô T.

Em gái cho rằng Khôi nói mâu thuẫn, hàng xóm ý kiến trái chiều
Bác M.

Chúng tôi cũng đã tìm gặp bà Liên và con gái để tìm hiểu phản ứng của họ trước ý kiến của hai bố con ông Tiến. Nhưng bà Liên hiện đã chuyển viện, tình hình sức khoẻ và tâm lí không ổn định nên không muốn nói thêm về chuyện này.

Tuy nhiên, cô con gái của bà Lê Thị Liên và ông Nguyễn Đình Tiến đã quyết định lên tiếng lần nữa trước việc bố và anh trai mình phủ nhận hành vi đánh mẹ:

“Chuyện gia đình, mình thật sự không muốn nói nhiều. Nhưng khi đọc những lời bố, anh trai nói trên báo chí mình thật cảm thấy thất vọng và mặc dù không muốn, nhưng mình lại phải lên tiếng một lần nữa. Mình không muốn mẹ bị ảnh hưởng thêm nữa vì sức chịu đựng của bà bây giờ đã quá giới hạn.

Mình là con, đứng giữa một bên mẹ, một bên bố và anh, mình không muốn làm đau ai cả. Nhưng là người sống trong gia đình, mình là người biết ai nói đúng ai nói thật. Bố, anh lên báo phủ nhận hết việc làm sai trái, lại còn đổ lỗi cho mẹ thì mình không chấp nhận được, họ xem mình không biết chuyện gì ư?

Em gái cho rằng Khôi nói mâu thuẫn, hàng xóm ý kiến trái chiều
Anh Khôi nói rằng bị mẹ cắn và nhổ nước bọt.

Mình không tin vết cắn ấy có thật. Vì vào buổi sáng sau đêm diễn ra sự việc, bác Gắng (anh trai của ông Nguyễn Đình Tiến) có nói với mình: “Mẹ mày cắn vào tay thằng Khôi đấy” nhưng khi lên báo chí lại là vết ở cổ, vết cắn ở cổ lớn như vậy sao bác Gắng chỉ nói với mình là cắn ở tay, mà hôm sau lại có thêm vết cắn ở cổ?”

Mẹ bị thương bầm tím khắp người, đầu óc hoảng loạn, còn anh, chỉ một vết cắn ở cổ, anh vạch áo ra so làm gì? Anh không thấy đó là hành động hèn?

Ảnh chụp anh Khôi trong bài phỏng vấn anh được chụp ở nhà bác Gắng (anh trai ông Tiến), có nghĩa là phóng viên phỏng vấn anh Khôi ở nhà bác Gắng, vậy mà trong bài phỏng vấn kia anh lại nói suốt mấy ngày trước anh không dám bước chân ra khỏi nhà.

Thêm nữa, có rất nhiều phóng viên đến trước nhà ngày anh Khôi và bố được thả về, vậy tại sao anh Khôi chỉ nhận trả lời phỏng vấn của phóng viên ở nhà bác Gắng. Đó là điều mình thật sự thắc mắc.

Bố và anh có gọi điện cho mình, thúc giục mình về nhà để cả nhà bàn chuyện. Mặc dù mình là người trông nom mẹ chính ở bệnh viện, nhưng bố vẫn giục về mà không quan tâm rằng mình phải ở viện chăm sóc mẹ. Bố nói với mình rằng, mẹ chỉ diễn thôi và mẹ tự đánh vào người để chuốc họa cho bố.

Nhưng mình nghĩ, mẹ dù có tự đánh thì cũng không thể tự đánh vào phần cổ, phần nguy hiểm, rất dễ tử vong như vậy được. Đêm hôm ấy, nhìn mặt mẹ mình gần như biến dạng. Khuôn mặt bầm tím, sưng húp ở mặt và bụng, chân tay.

Mẹ mình bị thương như vậy, nhưng bố và anh chỉ coi đó là xây xát, là chuyện bình thường. Vậy mẹ phải gãy cổ thật thì mọi người mới xem là nặng ư?

Mẹ mình đã phải chịu đựng nhiều, nỗi đau tích tụ, dồn nén nhiều năm nay, bây giờ vết thương lòng mới là nặng, mà khó có thể có gì cứu chữa được.

Anh mình nói, anh giữ cho mẹ không đập phá đồ đạc trong nhà, vậy tại sao, đồ đạc trong phòng mẹ mình đều bị đập phá hỏng hết, trong khi đồ đạc trong phòng mẹ đều là do mẹ tự sắm sửa? Mẹ mình tiết kiệm sắm những đồ dụng và để trong phòng, chẳng lẽ lại tự tay đập phá hết đi?

Bố có nói rằng, mẹ tụt quần và “bóp vào chỗ ấy” của bố thì mình cũng không tin, mẹ là người hiền lành, là người biết nghĩ, mẹ không làm thế trước mắt con dâu, là vợ mới cưới của anh mình được. Có người phụ nữ nào muốn vạch những cái đó trước mặt con dâu hay không? Dù người đàn bà ấy có ghê gớm đến đâu đi chăng nữa.

Nhiều năm qua, sống trong nhà, anh và bố đã từng nhiều lần đánh, mắng nhiếc, chửi mẹ mình thậm tệ, nhiều câu rất khủng khiếp.Thế nhưng mẹ mình vẫn chịu đựng được.

Đến hôm cưới anh, mẹ mình đến tham gia nhưng chỉ như “cho có”, cho “gọi là đủ 2 bên bố mẹ”, không được cùng con trai, con dâu đi chúc rượu, không được làm lễ, mẹ mình đau xót lắm. Hôm ấy, bố còn dẫn người tình ở ngoài về ngay trong đám cưới của anh nữa, mình biết chuyện bồ bịch của bố, bố chứ chối thế thôi.

Mẹ mình bán phở từ năm 1986 cho đến năm 2000, tích cóp, tiết kiệm chừng ấy năm và gửi tiền vào ngân hàng, nhưng tài khoản đều đứng dưới tên bố.

Mẹ mình không hiểu biết nhiều về pháp luật, vậy là, bố nghiễm nhiên trở thành chủ sở hữu số tiền đó. Nhiều lần bố dồn mẹ vào chân tường, muốn mẹ ra khỏi nhà, nhưng ngôi nhà gia đình mình đang ở là công sức lao động của mẹ, ra đi trắng tay, mẹ không chấp nhận được. Nên bố lần này đến lần khác muốn mẹ bỏ nhà đi.

Em gái cho rằng Khôi nói mâu thuẫn, hàng xóm ý kiến trái chiều

Có một lần, bố mẹ cãi nhau, mẹ đã đáp trả lại bố, bố liền lôi mẹ từ tầng 1 lên và nói với mình và anh trai: "Mẹ chúng mày dám nói láo với tao, thì từ nay tao cho chúng mày được quyền nói láo với mẹ". Bố mình là giáo viên, bố không nên dạy con như thế.

Anh có nói “muốn lên viện thăm mẹ nhưng sợ vì có nhiều phóng viên ở đó”, khiến mình rất buồn. Nếu thương mẹ thật sự, thì dù có chuyện gì xảy ra, dù có nhiều phóng viên ở đấy nhiều như thế nào đi chăng nữa, là con, thì anh nên đến, phải đến thăm mẹ.

Nếu anh đến thăm mẹ, nói lời xin lỗi mẹ, rất có thể mọi chuyện đã khác, vì dù gì cũng là ruột thịt trong một nhà. Đến bây giờ, thực sự mình không muốn nghe bất kì một lời nói dối nào nữa."


Những luồng thông tin trái chiều của cả người trong cuộc và ngoài cuộc đang khiến vụ việc càng khó phân định đúng sai. Rất mong các cơ quan chức năng nhanh chóng làm sáng tỏ vụ việc và có kết luận chính thức cuối cùng.

Chia sẻ