Bé gái 8 tuổi bị tước đoạt quyền lánh nạn

Chandler - Theo PLXH,
Chia sẻ

Vì người dân sợ rằng em sẽ lây chất độc cho những người khác xung quanh em.

Cô bé tội nghiệp này đã bị người dân từ chối giúp đỡ và cùng gia đình rời khỏi Fukushima. Chưa biết bao giờ họ có thể trở về.

Theo quy định, cư dân sống trong địa phận bán kính 135 dặm từ Fukushima cần phải kiểm tra phóng xạ. Nếu không được chứng nhận cơ thể an toàn bằng văn bản rõ ràng, họ sẽ không có quyền tạm trú ở các lán lánh nạn do phơi nhiễm có thể lây lan tới người khác. Câu chuyện của em bé 8 tuổi là một trong số đó. Do em chưa có giấy chứng nhận an toàn phóng xạ nên người dân không cho phép em và gia đình vào lán để ở tạm. Những lời đồn thổi ác ý có thể sẽ xóa sạch tương lai của em và gia đình.

Lệnh cấm đau lòng này gợi nhắc đến thảm họa bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki ở thế kỷ trước. Bố của em buồn tủi nói: "Tôi sợ rằng gia đình tôi sẽ phải di cư đến hết đời. Nơi này nơi khác không chấp nhận chúng tôi."

Các lán lánh nạn giờ đã trở thành nhà mới của hàng nghìn người. (Ảnh internet)

Cùng phẫn uất đó, một người phụ nữ cùng gia đình cũng bị từ chối tại một khách sạn vùng Bắc Tokyo do người dân nghi ngờ đó là đối tượng nhiễm xạ. Chính quyền địa phương cho biết: "Chỉ có làm như thế mới trấn an được tinh thần của hàng nghìn người đang tạm trú nơi đây. Đó là phương án tinh thần thôi. Ở đây, không phải lán tạm trú nào cũng dễ dàng chấp nhận người chưa được kiểm duyệt phóng xạ. Do có người ở gần nhà máy hạt nhân, có người lại ở xa, nên mọi người nghi ngờ lẫn nhau. Cần phải có giấy chứng nhận nhiễm xạ hay không thì dân mới tin được. Mọi người có xu hướng phản ứng thái quá. Và hậu quả đáng buồn là sẽ có tình trạng kiểu như phân biệt đối xử xảy ra."

Chính quyền đang cố gắng kiểm duyệt phóng xạ trên tất cả mọi đối tượng lánh nạn. Sau mỗi lần quét xạ, người dân sẽ được nhận một giấy chứng nhận an toàn cơ thể gồm tên tuổi và giới tính.

"Trừ trường hợp họ là công nhân nhà máy điện hạt nhân vừa nổ, các cư dân còn lại đều an toàn. Nhưng chúng tôi buộc phải ban hành lệnh kiểm duyệt này để người dân yên tâm và chấp nhận nhau dễ hơn," quận trưởng Fukushima chia sẻ.

Mặc dù chỉ có 3 công nhân nhà máy chính thức bị nhiễm xạ, nhưng tin đồn lan nhanh lẫn phản ứng quá mạnh của người dân đã gây ra rất nhiều khó khăn. Phía sau những mất mát đau đớn vừa qua là những lời nói nửa chính nửa tà: "Đừng lại gần tôi, đừng lại gần tôi" ... Nghe mà đau lòng, mà xót xa.
Chia sẻ