Đôi điều chưa biết về nấm ăn

T. Liên - Theo Canadian,
Chia sẻ

Nếu bạn không thích món nấm hay còn do dự lựa chọn loại thực phẩm này để bổ sung vào chế độ ăn của mình, hãy tìm hiểu 5 tác dụng của nấm đối với sức khỏe của con người chúng ta như sau.

Nấm là món ăn được khá nhiều người ưa chuộng và có thể được dùng để chế biến nhiều món ăn "khoái khẩu" theo nhiều cách như xào, nấu súp, làm bánh pizza...

Người ta chọn nấm làm thức ăn và chế biến món ăn hàng ngày không phải chỉ bởi vì nó ngon miệng mà nó còn có khá nhiều công dụng về mặt sức khỏe.

Nếu bạn không thích món nấm hay còn do dự lựa chọn loại thực phẩm này để bổ sung vào chế độ ăn của mình, hãy tìm hiểu 5 tác dụng của nấm đối với sức khỏe của con người chúng ta như sau:

1. Giống như nhiều loại thực phẩm khác, trong nấm cũng có chứa chất chống oxy hóa, là chất có thể giúp cơ thể chống lại các gốc tự do và giảm nguy cơ ung thư. Các nấm Portobella chứa lượng chất chống oxy hóa cao nhất, tiếp theo là nấm trắng.

2. Một trăm gam của nấm chứa 45% hoặc nhiều hơn lượng selenium (selen) cần thiết hàng ngày. Lượng selen cao sẽ giúp bảo vệ bạn chống lại bệnh ung thư bàng quang.

3. Nấm Crimini chứa rất nhiều dinh dưỡng thực vật, giúp giữ cho hệ thống miễn dịch của con người khỏe mạnh và mạnh mẽ.

4. Nấm còn có tác dụng giúp tăng cường sức khỏe tim vì chúng có chứa vitamin B1 và ​​B6.

5. Ngoài ra, nấm có chứa axit linoleic tổng hợp và các chất được các bác sĩ cho là có thể làm giảm mức độ lưu hành estrogen ở phụ nữ sau mãn kinh. Điều này rất tốt cho chị em và rất quan trọng bởi theo. Hiệp hội ung thư Canada, nồng độ estrogen cao có liên quan với nguy cơ ung thư vú cao hơn.
 

Một số loại nấm ăn điển hình

Nấm hương: Nấm hương có tác dụng điều tiết chuyển hóa, tăng cường năng lực miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi mật và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hóa...

Nấm rơm: Là một trong những loại nấm ăn được sử dụng rất rộng rãi, có giá trị dinh dưỡng khá cao. Nấm rơm là thức ăn rất tốt cho những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, tiểu đường, ung thư và các bệnh lý mạch vành tim.

Nấm mỡ: Nấm mỡ có tác dụng làm giảm đường và cholesterol máu, phòng chống ung thư và cải thiện chức năng gan... rất thích hợp cho những người bị ung thư, tiểu đường, tăng cholesterol máu, cao huyết áp, giảm bạch cầu và viêm gan.

Mộc nhĩ trắng: Đây cũng là một loại nấm. Loại nấm này có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, nâng cao năng lực tạo máu của tủy xương, cải thiện chức năng của gan và thận, thúc đẩy quá trình tổng hợp protid trong gan, làm giảm cholesterol máu, chống phù và chống phóng xạ. Những người bị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, bị các bệnh lý đường hô hấp, cao huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não... nên bổ sung loại nấm này.

Mộc nhĩ đen: Mộc nhĩ đen chứa nhiều protid, chất khoáng và vitamin. Mộc nhĩ đen có khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành các mảng vữa xơ trong lòng huyết quản và chống lão hóa, chống ung thư và phóng xạ. Những người bị cao huyết áp, vữa xơ động mạch, thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng động mạch vành và ung thư... nên ăn nhiều loại nấm này.

Một vài điều cần biết về nấm

• Nấm có nhiều kali như chuối
• Có những loại nấm ăn được nhưng cũng có một vài loại nấm không nên ăn
• Người Ai Cập cho rằng ăn nấm sẽ làm cho họ bất tử
• Nấm có thể được sử dụng để nhuộm len và các loại sợi khác
• Trung Quốc là nơi cung cấp nấm nhiều nhất thế giới
• Nấm không cần ánh sáng mặt trời để phát triển

Chia sẻ