Điều gì xảy ra khi bạn vắt khăn mặt trong môi trường không trọng lực

Cẩm Ly,
Chia sẻ

Những việc tưởng chừng như vô cùng đơn giản chẳng đáng quan tâm thì ở môi trường không trọng lực bạn phải mất rất nhiều công sức.

Đã bao giờ bạn thắc mắc cuộc sống không trọng lực sẽ thế nào chưa? Đơn giản là việc làm sao vắt khô một chiếc khăn để lau mặt? Nếu không có trọng lực, mọi chuyện sẽ trở nên như thế nào?

Chris Hadfield, phi hành gia đầu tiên của Canada và là nhân viên làm việc tại Trạm Không Gian Quốc Tế ISS ngoài vũ trụ đã chia sẻ lại khoảnh khắc ấn tượng mà chỉ những phi hành gia mới được trải nghiệm.

Điều gì xảy ra khi bạn vắt khăn mặt trong môi trường không trọng lực - Ảnh 1.

Đừng phí sức cố gắng vắt khô chiếc khăn ngoài vũ trụ bởi bạn sẽ không làm được điều đó.

Điều gì xảy ra khi bạn vắt khăn mặt trong môi trường không trọng lực - Ảnh 2.

Chiếc khăn sau khi bị vắt trông như một khúc xương nhưng vẫn đầy nước, nước dính cả vào tay phi hành gia và ông phải dùng một chiếc khăn khô để lau nước trên tay.

Ở môi trường không trọng lực, bạn đừng lãng phí sức lực cố vắt chiếc khăn làm gì bởi dù vắt mạnh thế nào thì nước vẫn bám lấy khăn. Để làm khô chiếc khăn đó, có lẽ việc chúng ta có thể làm là dùng chiếc khăn khác lau dần nước trên chiếc khăn ướt đi.

Vậy nếu giặt quần áo thì phải làm thế nào? Câu trả lời là các phi hành gia sẽ không giặt quần áo mà gom quần áo bẩn và đốt nó trong khí quyển.

Còn nếu chúng ta khóc? Vì không có trọng lực nên nước mắt sẽ không rơi xuống mà vẫn động lại dưới mắt thành một bọng nước.

Điều gì xảy ra khi bạn vắt khăn mặt trong môi trường không trọng lực - Ảnh 3.

Nước mắt đọng dưới mí mắt khi chúng ta khóc ở môi trường không trọng lực.

Nếu nước cứ bị ứ đọng như vậy thì máu chảy trong cơ thể chúng ta có bị ảnh hưởng không? Marsha Sue Ivins sinh, cựu phi hành gia của Cơ quan Vũ trụ Hàng không Mỹ (NASA) từng tham gia 5 sứ mệnh không gian từ năm 1990 đến năm 2001 chia sẻ về cuộc sống ngoài không gian:

“Môi trường không trọng lực có thể khiến chất lỏng trong cơ thể chạy ngược về hướng bắc khiến các phi hành gia cảm thấy đau đầu khủng khiếp và nhiều người còn có cảm giác buồn nôn. Để loại bỏ cảm giác này, chúng tôi phải bình tĩnh và cố gắng để hệ thống thị giác định vị được phía trên và phía dưới. Trong một vài ngày dạ dày mới ổn định trở lại và bắt đầu có cảm giác muốn ăn”.

Như vậy, cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, nhưng có lẽ nhờ trái tim mà máu của chúng ta vẫn lưu thông khắp cơ thể.

Thật sự rất khó tưởng tượng nếu chúng ta phải sống ở đó một thời gian dài phải không? Nếu là bạn, bạn sẽ muốn làm gì nhất nếu được một lần trải nghiệm môi trường không trọng lượng này?

(Nguồn: Tổng hợp)

Chia sẻ