Điều gì làm nên những “thần đồng từ trong trứng nước”?

A.D,
Chia sẻ

Hẳn chúng ta đã không còn xa lạ với các trường hợp trẻ bộc lộ tài năng từ rất bé, như thần đồng ngoại ngữ Đỗ Nhật Nam hay kỳ thủ cờ vua U8 Nguyễn Lê Cẩm Hiền... Phải chăng đây là những “thần đồng từ trong trứng nước”? Nếu không thì điều gì đã làm nên những tài năng đó?

“Thông minh vốn tự trời ban”?

Nói đến tài năng nhí, không thể không nhắc đến Đỗ Nhật Nam. Vào độ tuổi tiểu học, Nam đã nổi tiếng cả nước với hàng loạt thành tích ngoại ngữ, hùng biện ấn tượng, là tác giả - dịch giả của hơn 10 đầu sách đã xuất bản, được ghi vào sách kỷ lục Việt Nam với 2 danh hiệu Dịch giả nhỏ tuổi nhất (7 tuổi) và Người viết tự truyện nhỏ tuổi nhất (11 tuổi).

Điều gì làm nên những “thần đồng từ trong trứng nước”? - Ảnh 1.

Đỗ Nhật Nam – Dịch giả nhỏ tuổi nhất và Người viết tự truyện nhỏ tuổi nhất Việt Nam.

Bên cạnh Đỗ Nhật Nam, cái tên Nguyễn Lê Cẩm Hiền cũng được nhắc đến như một minh chứng cho câu “tài không đợi tuổi”. “Hạt giống cờ vua” nhí thi đấu lần đầu tiên vào năm 5 tuổi, chỉ 1 năm sau đó đoạt giải vô địch châu Á và đến 8 tuổi thì vô địch nhóm tuổi U8 nữ tại Giải cờ vua trẻ thế giới năm 2015. Tính đến thời điểm đăng quang, Hiền là nhà vô địch thế giới nhỏ tuổi nhất trong lịch sử thể thao Việt Nam.

Điều gì làm nên những “thần đồng từ trong trứng nước”? - Ảnh 2.

Nguyễn Lê Cẩm Hiền – nhà vô địch nhóm tuổi U8 nữ tại Giải cờ vua trẻ thế giới 2015.

Nhìn vào thành tích của hai em, chắc hẳn không ít người cho rằng Nam và Hiền đều là những “thần đồng”. Nhưng liệu điều đó có đúng không, khi mà khoa học đã chỉ ra trí thông minh của một người chỉ phụ thuộc khoảng 40% vào gen?

Đặc điểm chung của hai tài năng nhỏ tuổi

Thực tế, Nam và Hiền đều là những đứa trẻ bình thường. Gia đình của hai em đều khẳng định: Con vốn không có tố chất gì đặc biệt từ khi lọt lòng và chưa bao giờ họ cho rằng con là thần đồng. Điểm chung kế tiếp là cả Nhật Nam và Cẩm Hiền đều được giáo dục sớm ngay từ nhỏ. Không đồng ý với quan niệm “trời sinh sao để vậy”, chị Điệp và chị Liên – mẹ của 2 bé - đều tự mày mò nghiền ngẫm cách thức nuôi dạy con khoa học ngay từ khi đang mang bầu và liên tục sau đó, nhằm nhận biết và phát triển tối ưu tiềm năng của con.

Khoa học đã chứng minh, 0-6 tuổi là giai đoạn ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự phát triển trí thông minh của trẻ. Đây là lúc não bộ phát triển nhanh và tốt nhất. Việc áp dụng sớm những phương pháp nuôi dạy con khoa học sẽ có tác động tích cực đến trí não của trẻ.

Nếu bé Cẩm Hiền được mẹ giáo dục bằng phương pháp thực nghiệm và tập trung, nhằm giúp bé ghi nhớ các quân cờ và nước cờ một cách tốt nhất, thì Đỗ Nhật Nam được mẹ dạy bằng nhiều cách thức “học mà chơi” như cùng con đọc sách, làm thơ, viết chữ… để rèn luyện cách tư duy và kích thích trí não. Đặc biệt, chị Hồ Điệp - mẹ Nhật Nam - khá tâm đắc với phương pháp “sách tri giác” giúp con sờ, chạm vào các hình ảnh của sách, từ đó con dễ dàng nhớ hình thù các con vật, mặt chữ, con số… “Sách tri giác” với các hình ảnh “nổi” thay vì hình ảnh truyền thống khiến con có hứng thú đọc sách mỗi ngày, tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, phương pháp “Rối tay đối thoại” cũng là cách mà chị Điệp dùng để phát triển khả năng ngôn ngữ của con. Với chỉ vài con rối, chị Điệp và Nam cùng chơi, cùng sáng tạo, nghĩ ra những câu chuyện thú vị nối tiếp nhau, tìm ra những tính từ, danh từ, động từ và trạng từ phù hợp với từng nhân vật và các tình tiết hấp dẫn trong câu chuyện của hai mẹ con…

Tương tự, bố mẹ cũng có thể áp dụng các trò chơi với bàn tay, chẳng hạn cho bé tập cầm nắm bút để vẽ nguệch ngoạc trên một tờ giấy to, hoặc bạn có thể cho bé chơi trò nhặt bi (thả bi vào lọ và tìm cách lấy bi ra), luồn dây qua lỗ,…. Qua đó, bé được rèn luyện sự khéo léo tinh xảo và khả năng tập trung (theo Phó giáo sư tiến sĩ, nhà giáo nhân dân Nguyễn Võ Kỳ Anh).

Điều gì làm nên những “thần đồng từ trong trứng nước”? - Ảnh 3.

Được sờ, chạm vào các hình ảnh của “sách tri giác” giúp bé có thêm hứng thú và dễ dàng ghi nhớ kiến thức.

Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cũng là mối quan tâm hàng đầu của hai bà mẹ. Chị Điệp chia sẻ: “Giai đoạn này, hệ thần kinh của trẻ phát triển nhanh, trọng lượng não cũng tăng đột biến. Vì thế, các dưỡng chất chính là ‘thức ăn’ của hệ thần kinh.” Chị Điệp và chị Liên cũng đồng ý rằng cha mẹ có thể lựa chọn thức ăn tùy theo sở thích của con, tuy nhiên phải đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất bổ dưỡng cho não bộ và hệ thần kinh như: DHA, ARA, sắt, taurin, choline, lutein... Ngoài ra, theo bác sĩ Trần Thị Hồng Loan, khi bắt đầu thay đổi chế độ ăn dặm từ 6 tháng tuổi, trẻ dễ gặp một số vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như khó tiêu, táo bón. Vì thế, các gia đình nên chú ý chọn thực phẩm giàu chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan (Prebiotics – FOS/inulin) –rất giàu trong sữa Nuti IQ Gold, nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi cho hệ đường ruột, tăng khả năng hấp thụ, tiêu hóa tốt và ngăn ngừa táo bón ở trẻ.

Như vậy, việc có tố chất thông minh là một lợi thế nhưng không phải là yếu tố quyết định khả năng trí tuệ sau này của trẻ. Bằng cách tự trang bị kiến thức, trải nghiệm và chủ động áp dụng các phương pháp nuôi dạy con khoa học vào đúng giai đoạn vàng, các bậc bố mẹ có thể giúp con khai phá tiềm năng và phát triển tối ưu trí thông minh.

Tìm hiểu thêm thông tin tại website www.nuoiduongconthongminh.com

Chia sẻ