Điều cần tránh khi có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu

Liên Liên - Theo Alice,
Chia sẻ

Khi bị nhiễm trùng đường tiểu, bạn thường rất khó chịu khi có động chạm hoặc khi “tiết” ra nước, nhất là khi đi vệ sinh. Đó chính là lý do chị em không muốn có quan hệ tình dục.

Thời gian gần đây bạn gái em cảm thấy mình đi tiểu buốt hơn, rát hơn và nước tiểu có đục. Cô ấy được chẩn đoán là nhiễm trùng đường tiểu. Xin hỏi, nếu bạn gái em bị nhiễm trùng đường tiểu như vậy thì chúng em có thể quan hệ tình dục bình thường như trước được không?

Trả lời:

Nhiễm trùng đường tiểu, viết tắt là UTIs (Urinary Tract) tấy dễ xảy ra với những ai có quan hệ tình dục nhưng không có ý thức giữ gìn vệ sinh. Bệnh này cũng có thể gặp ở những người dù không có quan hệ tình dục đi chẳng nữa. Khi bị nhiễm trùng đường tiểu, bạn hiếm khi cảm thấy thoải mái hay vui vẻ, mà thường là rất khó chịu khi có động chạm hoặc khi “tiết” ra nước, nhất là khi đi vệ sinh.
 

Chính bởi những khó chịu này mà chị em phụ nữ khi bị nhiễm trùng đường tiểu thường không muốn có quan hệ tình dục. Và trên thực tế, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiểu nên tránh quan hệ tình dục cho đến khi triệu chứng đã hết hẳn ít nhất hai tuần. Quan hệ tình dục khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây cho người bệnh cảm giác đau đớn do đè áp lực lên bàng quang bị viêm niệu đạo. Chỉ có người bị UTIs mới có những cảm nhận đau đớn này. Chính bởi vậy, nếu muốn tiếp tục “quan hệ tình cảm”, tốt nhất bạn nên hỏi xem cô ấy đã sẵn sàng quan hệ trở lại hay chưa.

Nói chung, UTIs không lây nhiễm, do đó bạn không thể bị lây nhiễm bệnh này từ bạn gái, cho dù cả hai có làm “chuyện ấy” đi chăng nữa. Tuy nhiên, nếu bệnh nhiễm trùng đường tiểu, viêm đường tiết niệu đó là do nhiễm trùng đường tình dục STIs như chlamydia hoặc trichomonas… gây ra thì bạn cũng có nguy cơ đối mặt với bệnh này nếu cả hai có sex trước khi cô ấy khỏi hoàn toàn.

Nếu trong trươnngf hợp cả hai vẫn muốn “giao ban” thì nên thực hành tình dục an toàn (dùng bao cao su, miếng chắn nha khoa, hoặc các miếng rào cản ở âm đạo khác…) Biện pháp này có thể giúp giảm nguy cơ hiện tại và trong tương lai.
Chia sẻ