Điều bé thực sự muốn khi ăn vạ hay tức giận

Ngọc Dung - Hà My,
Chia sẻ

Những cơn tức giận và ăn vạ của con đôi lúc khiến bố mẹ phát điên vì không hiểu nổi là con thực sự đang muốn gì? Chỉ cần bình tĩnh là bạn sẽ có thể cùng con vượt qua trạng thái đó một cách dễ dàng và vui vẻ!

Phần lớn những trạng thái tiêu cực của bé như nói dối, nổi giận, không nghe lời, ăn vạ,…. là cách để bé gửi đi thông thiệp “Con cần được giúp đỡ”. Đó cũng là lúc mà chính bản thân bé đang cảm thấy cực kì bối rối và bị “giằng xé” khi không thể tự mình giải quyết những bức bối mà mình đang phải trải qua mà lại không thể diễn tả điều đó ra một cách mạch lạc và nhẹ nhàng cho bố mẹ hiểu vì thế bé sẽ ăn vạ, tức giận, mè nheo….để bố mẹ trước hết sẽ chú ý đến mình nhiều hơn. 

Vì thế, những lúc con như vậy, bố mẹ không nên quát mắng, dùng hình phạt….để răn đe con mà nên tìm hiểu nguyên nhân thực sự dẫn đến cảm xúc mà con đang gặp phải để cùng con giải quyết. 

Có những việc có thể bạn cho là con hư, nhưng thực tế có thể chỉ là chính bố mẹ quá kỳ vong những điều không tưởng ở con mà thôi, và nếu đặt mình vào vị trí của con, thì bố mẹ sẽ hiểu được rằng, các con sẽ giở chứng khi: cần sự chú ý, đòi quyền kiểm soát, quyết “trả đũa” hay “tuyệt vọng” vì có những việc ngoài khả năng của con.

Điều bé thực sự muốn khi ăn vạ hay tức giận 1
Đừng đối đầu với con khi con tức giận, hãy bình tĩnh để từng bước cùng con vượt qua vì thái độ của bố mẹ trong tình huống này ảnh hưởng nhiều đến tính cách trẻ. (Ảnh minh họa)

Cơn tức giận của con sẽ trôi qua và bạn có thể giúp con vượt qua nó bằng một vài bước đơn giản sau:

1. Đừng cấm con tức giận

Tức giận là một biểu hiện cảm xúc hoàn toàn bình thường và không có hại gì cho trẻ vì thế không nên nói với con: “Con không được nổi giận” mà hãy chia sẻ với con: “Nào, chúng ta cùng thổi phù cơn giận của con đi nhé!” – Đó là cách bạn giúp bé hiểu rằng, con có thể nổi giận, nhưng hãy học cách kiểm soát và vượt qua nó.

2. Giúp con hiểu hơn về các trạng thái cảm xúc khác nhau

Bằng các cuốn sách và các trò chơi, ví dụ hãy cùng con chơi trò chơi về các “khuôn mặt cảm xúc” (buồn, giận, hạnh phúc, sợ hãi, ngạc nhiên…) và khuyến khích con: “Ồ, con làm cho mẹ xem khuôn mặt vui nào, mẹ sẽ ôm con một cái, sau đó con sẽ cảm thấy tốt hơn đấy”. 

3. Mẹ cũng có lúc tức giận!

Hãy nói cho bé biết rằng, ai cũng có lúc cảm thấy khó chịu và giận dữ, mẹ cũng vậy thôi. Hãy chỉ cho bé thấy cách bạn vượt qua cơn tức giận của mình như thế nào, ví dụ, nếu bạn bị mất chìa khóa, bạn có thể nói: "Ôi trời, mẹ lại làm mất chìa khóa của mình nữa rồi!  Mẹ sắp điên lên đây, nhưng tốt hơn mẹ nên hít thở ba lần thật sâu để bình tĩnh lại ... con sẽ giúp mẹ cùng thở ba hơi thật sâu chứ?”. Bằng cách đó, bé sẽ hiểu được một thông điệp rõ ràng rằng, để không tức giận nữa mình có thể hít thở thật sâu.

4. Thời gian sẽ giúp con vượt qua 

Đừng để con con ngồi một mình một góc khi bé tức giận, bạn hãy dành một khoảng thời gian ngồi với con khi con đang buồn bã và sử dụng sự bình tĩnh của mình để giúp bé điều chỉnh cảm xúc. 
Chia sẻ