Điểm mặt những nguyên nhân khiến chị em luôn cảm thấy nóng bất thường trong người

Hồng Quân,
Chia sẻ

Nóng bừng là cảm giác nóng đột ngột và dữ dội thường xuất hiện quanh mặt, cổ và ngực. Tình trạng nóng trong có thể làm nhịp tim tăng cao, đỏ da, tăng tiết mồ hôi và thậm chí ớn lạnh.

Mãn kinh

T2

Nếu các triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh dùng thuốc điều trị thay thế hormone (HRT) ở dạng viên viên nén, miếng dán da, kem bôi hoặc đặt vòng âm đạo nhằm giúp cân bằng nồng độ hormone. Tuy nhiên, áp dụng HRT cũng có thể gây nên một số rủi ro như gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú và các vấn đề về tim.

Tác dụng phụ của thuốc

Nóng bừng bất thường là tác dụng phụ của nhiều loại thuốc kê toa như thuốc chống trầm cảm, steroid và một số loại thuốc trị loãng xương.

Chuyên gia Battaglino khuyên, nếu các triệu chứng quá khó chịu, bạn có thể đến gặp bác sĩ để thay đổi loại thuốc đang sử dụng. Trên thực tế, những cơn nóng bừng sẽ biến mất khi cơ thể bạn thích nghi với thuốc nên đây không phải vấn đề quá nghiêm trọng.

k1

Nóng bừng bất thường là tác dụng phụ của nhiều loại thuốc kê toa như thuốc chống trầm cảm, steroid và một số loại thuốc trị loãng xương.

Phản ứng tự nhiên của cơ thể

Theo chuyên gia Simpson, nhiệt độ cơ thể của bạn sẽ dao động tự nhiên suốt đêm. Vì vậy, cảm giác nóng bừng khi thức dậy vào giữa đêm rất phổ biến ở cả nam giới lẫn phụ nữ.

Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn nên tắt điều hòa hoặc đắp ít chăn và mặc quần áo mỏng. Theo Tổ chức Sleep Foundation, nhiệt độ phòng ngủ nên giữ ở khoảng 18-20°C để có giấc ngủ tối ưu.

Bạn bị thừa cân

Thừa cân có khả năng làm rối loạn quá trình chuyển hóa trong cơ thể, từ đó gây nên tình trạng này. Nhiều nghiên cứu mới đây đã chỉ ra, các cơn "bốc hỏa" thường phổ biến hơn ở những phụ nữ tăng cân trong thời kỳ mãn kinh.

Theo một nghiên cứu vào năm 2010 tại Đại học California, San Francisco, bạn có thể hạn chế cảm giác nóng bừng đột ngột bằng cách tiêu thụ nhiều thực phẩm lành mạnh, áp dụng chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên. Việc làm này càng đem lại hiệu quả cao đối với phụ nữ thừa cân do bệnh béo phì.

k2

Thừa cân có khả năng làm rối loạn quá trình chuyển hóa trong cơ thể, từ đó gây nên tình trạng này.

Dị ứng thực phẩm

Cảm giác nóng bừng dữ dội và đột ngột cũng thường xảy ra khi chúng ta tiêu thụ thực phẩm rất cay nhưng rượu, caffein và các chất phụ gia như sulfite. Chuyên gia Wider giải thích, thức ăn cay có tác dụng giống thuốc giãn mạch.

Mọi người hãy chú ý đến phản ứng của cơ thể với những loại thực phẩm nêu trên. Nếu không xác định được chính xác thức ăn nào gây dị ứng, bạn hãy cân nhắc đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn.

Lo lắng

Mặc dù căng thẳng và lo lắng thường được dùng thay thế cho nhau, các chuyên gia về tâm lý có xu hướng sử dụng hướng sử dụng thuật ngữ này để chỉ khía cạnh cảm xúc như stress, lo sợ. Rối loạn lo âu có thể gây ra một loạt các triệu chứng như tim đập nhanh, bồn chồn, thở dốc và nóng bừng đột ngột.

Yvonne Bohn, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ tâm lý tại Trung tâm Y tế của Providence Saint John ở Santa Monica, Calif, giải thích, những cơn "bốc hỏa" có thể trở nên tồi tệ hơn nếu bạn đang phải đối mặt với căng thẳng lo lắng.

Theo chuyên gia Battaglino, biện pháp khắc phục lo âu tự nhiên bao gồm tập thể dục, thiền và yoga. Nếu những việc làm này không thể ngăn ngừa lo âu và thậm chí mọi việc có xu hướng chuyển biến nghiêm trọng hơn, bạn nên cân nhắc tới gặp chuyên gia y tế vì đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

k3

Mặc dù căng thẳng và lo lắng thường được dùng thay thế cho nhau, các chuyên gia về tâm lý có xu hướng sử dụng hướng sử dụng thuật ngữ này để chỉ khía cạnh cảm xúc như stress, lo sợ.

Rối loạn hormone

Hầu như mọi vấn đề sức khỏe liên quan tới hormone hoặc hệ thống nội tiết đều gây nên cảm giác nóng bừng dữ dội. Một trong số đó có các bệnh về tuyến giáp như cường giáp và suy giáp. Các triệu chứng khác về bệnh tuyến giáp bao gồm sụt cân bất thường, tăng nhịp tim, thường xuyên kiệt sức vào một số thời điểm trong ngày. Đôi khi, nhiễm trùng hoặc virus cũng có thể dẫn tới tình trạng này.

Ung thư vú

Theo Viện Ung bướu Quốc gia Hoa Kỳ, nóng bừng và đổ mồ hôi về đêm là tác dụng phụ của quá trình điều trị ung thư vú. Thông thường, xạ trị và hóa trị có thể thúc đẩy thời kỳ mãn kinh diễn ra sớm hơn ở phụ nữ.

Để giúp kiểm soát các triệu chứng này, bạn hãy hạn chế tiêu thụ thực phẩm cay, đồ uống nóng như rượu và tránh tắm nước nóng, xông hơi. Hãy ngâm nước mát trước khi đi ngủ và hạ nhiệt độ phòng để cơ thể cảm thấy thoải mái nhất.

(Nguồn: Pre)

Chia sẻ