Điểm mặt 6 hormone là “thủ phạm” gây tăng cân ở chị em

Thùy Dung,
Chia sẻ

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tăng cân nhưng bạn có biết hormone trong cơ thể cũng có thể là “thủ phạm”.

Hormone là yếu tố tồn tại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con trong suốt cuộc đời. Đối với phụ nữ, hormone không chỉ “chịu trách nhiệm” về tâm trạng, cảm giác thèm ăn. Sự cân bằng hormone còn liên quan tới hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), thời kỳ mang thai, sự trao đổi chất và cả chuyện tăng cân của bạn.

Dưới đây là 6 loại hormone khiến mỡ tích tụ ở phần hông, xung quanh bụng, cánh tay cũng như các bộ phận khác trong cơ thể.

Hormone cortisol

Cortisol là loại hormone “stress” hay hormone bắt buộc. Khi phụ nữ căng thẳng quá độ, loại hormone này sẽ tăng lên dẫn tới kích thích cảm giác thèm ăn và qua đó gây tăng cân. Vì thế, khi bạn rơi vào tình trạng căng thẳng, bạn hãy đi dạo hay nghe nhạc để giải tỏa nếu không muốn bị tăng cân.

hormone gây tăng cân 1

Hormone testosterone

Nhiều người thường gán khái niệm testosterone cho “sức mạnh” đàn ông, nhưng thực chất phụ nữ cũng có hormone này. Dư thừa hormone testosterone là nguyên nhân dẫn đến hội chứng đa nang buồng trứng (PCOS) - hội chứng khá thường gặp, chiếm tỉ lệ khoảng 10% phụ nữ độ tuổi sinh sản. Những phụ nữ bị hội chứng này cũng có nguy cơ tăng cân cao hơn so với chị em khác vì cơ thể không điều tiết tốt lượng calo tiêu thụ.

Hormone estrogen

Nội tiết tố nữ (estrogen) là một trong những hormone rất quan trọng của chị em. Vào thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen giảm xuống sẽ gây tích tụ mỡ, đặc biệt là xung quanh ruột hay dạ dày dẫn tới tăng cân ở phụ nữ

hormone gây tăng cân 2

Hormone insulin

Một trong những hormone gây tăng cân ở phụ nữ là insulin. Hormone này chịu trách nhiệm điều chỉnh chất béo và carbohydrate (đường, tinh bột và chất xơ) trong cơ thể. Do vậy, nồng độ insulin cao sẽ khiến cơ thể không thể điều chỉnh chất béo và dẫn tới tăng cân.

Hormone progesterone

Hormone khác khiến phụ nữ tăng cân chính là hormone progesterone - một trong những hormone quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt. Loại hormone này thường “hoành hành” trong thời kỳ mãn kinh. Khi nồng độ progesterone giảm xuống, cơ thể sẽ bị phù do giữ nước và không hàm lượng chất béo không chính xác.

hormone gây tăng cân 3

Hormone thyroid

Nếu bạn bị suy giáp, bạn sẽ thấy trọng lượng cơ thể tăng lên. Bên cạnh đó, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, làn da khô và bị táo bón. Trong khi đó, sự mất cân bằng thyroid trong cơ thể chính là nguyên nhân gây ra căn bệnh suy giáp kéo theo việc tăng cân.

(Nguồn: Boldsky)
Chia sẻ