Điểm danh những món đồ không thể thiếu khi bắt đầu cho bé ăn dặm

Bình Nguyên,
Chia sẻ

Việc chuẩn bị đầy đủ những đồ dùng thiết yếu khi bắt đầu cho bé ăn dặm sẽ giúp trẻ ăn uống khoa học, lành mạnh hơn.

Ăn dặm là một trong những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của các bé. Mẹ có thể lựa chọn nhiều phương pháp ăn dặm khác nhau, miễn là phương pháp đó phù hợp với con mình và điều kiện thời gian, sự thuận tiện của mẹ cũng như thói quen sinh hoạt của cả gia đình.

Khoan hãy lo lắng về việc cho con ăn gì, trước khi con chuẩn bị bước vào giai đoạn ăn dặm, việc các mẹ cần làm là chuẩn bị đồ dùng thiết yếu để chế biến đồ ăn dặm cho con.

Các mẹ có thể tham khảo các đồ dùng cần thiết dưới đây khi bắt đầu cho bé ăn dặm:

1. Ghế ăn dặm

high-chairs-lowres-4240

Có nhiều loại ghế ăn dặm khác nhau cho các mẹ lựa chọn.

Trẻ có thể bắt đầu dùng ghế ăn dặm khi đã tự kiểm soát được đầu và cổ, thường là từ 4 - 6 tháng tuổi. Có nhiều loại ghế ăn dặm khác nhau từ ghế nhựa, ghế gỗ, ghế có thể gấp gọn hay ghế chân cao. Đây là món đồ dùng cho bé không thể thiếu khi bắt đầu cho bé ăn dặm nhằm cung cấp cho trẻ một nơi an toàn, thoải mái để thử nghiệm các loại đồ ăn.

2. Yếm ăn

IMG_0174_900x

Yếm ăn silicon mềm mại với bé lại dễ làm sạch.

Giới thiệu đồ ăn cho bé là giai đoạn các mẹ sẽ phải đối mặt với những bãi chiến trường sau mỗi bữa ăn. Thức ăn có thể vương vãi ở những nơi bạn không hề muốn như quần áo, ghế, sàn nhà. Một chiếc yếm ăn sẽ giúp các mẹ đỡ phải giặt giũ quần áo cho bé và dọn dẹp nhà cửa.

Lời khuyên được đưa ra là chọn loại yếm silicon mềm hoặc yếm nilon sẽ giúp mẹ dễ dàng làm sạch hơn. Loại yếm có miếng dán hoặc nút bấm cũng sẽ tháo ra, đeo vào nhanh gọn hơn cả.

3. Bát ăn và thìa, đĩa silicon

Mẹ nên chọn mua bát, thìa, đĩa bằng nhựa an toàn hoặc silicon.

baby

Bên cạnh "sở trường" làm thức ăn tung tóe khắp nơi thì các bé bắt đầu ăn dặm còn có khả năng làm rơi cả bát, thìa ăn dặm. Vì thế, tốt nhất mẹ nên mua cho bé 1 - 2 chiếc thìa mềm có đầu bằng silicon với tay cầm dài sẽ giúp mẹ kiểm soát dễ dàng khi đút thức ăn cho trẻ và cũng không lo làm tổn thương miệng bé trong quá trình tập ăn.

Tương tự như vậy, một chiếc bát, đĩa bằng nhựa hoặc silicon không chứa BPA sẽ đáp ứng được sở thích cầm, nắm, ném, đập... của bé mà không lo bị vỡ.

4. Nồi nấu đồ ăn dặm

Giai đoạn đầu khi tập ăn dặm, hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt nên mọi thứ cần phải đảm bảo an toàn và vệ sinh. Mẹ nên sắm cho bé 1 chiếc nồi nấu riêng với đặc điểm nhỏ gọn, chống dính tốt sẽ phù hợp khi nấu các bữa ăn với số lượng ít. Ngoài ra, nếu có điều kiện, mẹ có thể mua nồi hấp, nồi nấu cháo riêng cho bé hay đơn giản hơn là loại cốc nấu cháo đặt trong nồi cơm.

844662625

Ưu tiên chọn nồi nhỏ gọn có khả năng chống dính tốt.

meo-nau-chao-ngon-lai-nhanh-nhu-cho-tre-an-140946

Cốc nấu cháo trong nồi cơm được nhiều mẹ tin dùng vì sự tiện lợi.

1

Chiếc máy tích hợp cả tính năng hấp thức ăn và xay nhuyễn.

Hiện nay, trên thị trường còn xuất hiện một số loại máy xay - hấp tích hợp. Dù giá thành hơi cao nhưng đây lại là lựa chọn tuyệt vời cho các mẹ hiện đại khi cho bé ăn dặm.

5. Máy xay, bộ dụng cụ rây - nghiền thức ăn

Giai đoạn mới tập ăn, bố mẹ sẽ phải cung cấp cho bé các loại đồ ăn lỏng, nhuyễn và mịn. Vì thế, món đồ không thể thiếu đó là một chiếc máy xay sinh tố. Theo gợi ý của các mẹ bỉm sữa, máy xay sinh tố cầm tay sẽ tiện lợi hơn cả vì có thể xay thức ăn cho bé từ ít đến nhiều, việc tháo lắp, rửa máy cũng đơn giản và gọn nhẹ hơn.

h62hu5

Bộ dụng cụ chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật.

Riêng với các bé ăn dặm kiểu Nhật, thay vì dùng máy xay, mẹ sẽ cần chuẩn bị một bộ dụng cụ chế biến đồ ăn dặm gồm rất nhiều món như: khay nghiền, chày, rây lọc, dụng cụ ép trái cây...

6. Hộp - khay lưu trữ đồ ăn

Một số kiểu khay và hộp trữ đồ ăn dặm.

Mỗi bữa ăn của các bé mới tập ăn dặm sẽ gồm nhiều loại thức ăn nhưng với số lượng rất ít. Mẹ sẽ mất nhiều thời gian nếu chế biến đồ ăn từng bữa của bé. Lựa chọn tốt hơn cả là chế biến thức ăn với số lượng lớn và lưu trữ trong ngăn đá tủ lạnh.

Mẹ nên mua các loại hộp, khay trữ đồ ăn dặm chuyên dụng với chất liệu an toàn, thường là nhựa không chứa BPA hoặc silicon, có nắp đậy, có phân chia dung tích rõ ràng.

Trữ đông đồ ăn dặm trong các khay, hộp nhỏ sẽ vô cùng tiện lợi khi mẹ có thể chế biến nhiều đồ ăn khác nhau cùng lúc và cấp đông. Khi đến mỗi bữa ăn dặm, mẹ chỉ cần lấy 1 - 2 hộp đồ ăn hoặc 1 - 2 phần thức ăn từ tủ lạnh ra rã đông rồi nấu.

Chia sẻ