Điểm danh 6 món ăn hot nhất tuần khiến chị em rần rần học theo trong đó có món số 2 luôn được "săn đón"

Như Quỳnh,
Chia sẻ

Cùng xem tuần qua món ăn nào được chị em yêu thích nhất nhé!

1. Bỏ túi ngay công thức làm bánh mì ngọt "ngon mắt ngon miệng" hút nghìn like MXH – 2800 lượt yêu thích, 98 lượt chia sẻ

Facebook tác giả: Giang Sơn

Group: Phố bánh & Dụng cụ làm bánh

Bánh mì ngọt với vị mềm ngọt thơm ngậy đặc trưng, món bánh không chỉ thích hợp để ăn sáng mà còn thích hợp cho bữa xế nữa đấy.

Điểm danh 6 món ăn hot nhất tuần khiến chị em rần rần học theo trong đó có món số 2 luôn được săn đón - Ảnh 1.

Bạn có thể tham khảo công thức làm bánh mì Hokkaido của Savoury Days để làm loại bánh mì này như sau nhé:

Nguyên liệu:

Bột Tangzhong:

20 gr bột làm bánh mì

100 gr sữa tươi không đường 

Bột bánh:

270 gr bột làm bánh mì (protein 11,5 – 12,5%)

4 gr muối

20 gr sữa bột 

5 gr men instant

1 trứng gà (50 gr không tính vỏ)

100 gr kem tươi (35% béo)

40 gr mật ong (hoặc thay bằng 30 gr đường kính trắng)

90 gr Tangzhong

Cách làm:

Chuẩn bị bột tangzhong: Cho các nguyên liệu trong phần A vào nồi, quấy đều. Đặt nồi lên bếp đun ở lửa vừa, vừa đun vừa quấy đến khi hỗn hợp đạt 65 – 68 độ C. Khi này, hỗn hợp không còn lỏng mà chuyển sang dạng hơi sệt, màu trắng đục như hồ dán (loãng). Đổ bột ra bát (thu được khoảng 100 – 105 gr bột), để nguội.

Trộn bột: Cho tất cả các nguyên liệu trong phần B vào âu. Trộn đều đến khi hỗn hợp hòa quyện thành một khối. Đậy nilon hoặc khăn ẩm lên mặt âu. Để bột nghỉ khoảng 5 – 10 phút rồi nhồi.

* Ghi chú:

– Công thức này không kích hoạt men nên cần dùng loại men instant (instant yeast/ instant dry yeast). Nên cho bột và men quấy đều rồi mới cho các nguyên liệu còn lại, tránh để men tiếp xúc với muối vì muối làm yếu/ chết men.

– Trứng và kem tươi nên ở nhiệt độ mát (không quá lạnh).

– Kem tươi không nên thay bằng topping hoặc bơ và sữa vì sẽ làm thay đổi hương vị của bánh.

Nhồi bột:

– Bằng tay: Bột khá nhão và dính nên có thể sẽ cần dùng thêm ít bột áo (không nên dùng quá 25 gram). Có thể nhồi trong khoảng 5 phút, để bột nghỉ 5 – 10 phút rồi tiếp tục nhồi. Bột có thời gian nghỉ sẽ bớt dính và nhồi cũng dễ hơn. Tùy vào kĩ thuật nhồi mà có thể mất từ 25 – 40 phút nhồi bột.

– Bằng máy: Nhồi ở tốc độ vừa trong khoảng 10 – 15 phút rồi để bột nghỉ 5 phút, rồi nhồi tiếp. Do hoạt động của máy sẽ làm khối bột nóng lên nên cần thời gian nghỉ (bột quá nóng sẽ làm bánh kém thơm ngon).

Với công thức này cần nhồi bột rất kĩ để thớ bột được dẻo dai. Mình nhồi bằng máy cầm tay công suất 550W (tốc độ 3-4/5) trong khoảng 10 phút, để nghỉ 5 phút, nhồi tiếp thêm 7 – 10 phút, nghỉ 5 phút, rồi nhồi tay thêm 5 – 7 phút nữa. Bột nhồi đạt sẽ rất dẻo, mịn, hơi trắng hơn so với lúc đầu, đàn hồi tốt (ấn ngón tay vào thấy vết lõm phồng trở lại) và hơi ướt dính (chạm ngón tay thấy hơi dính nhưng khi nhấc lên thì bột không dính theo tay, cảm giác hơi giống như khi chạm vào mép của giấy nhớ).

Ủ bột lần 1:

– Dùng một chiếc âu hoặc bát to, quét 1 lớp dầu ăn mỏng lên đáy và thành âu. Cho khối bột vào âu, lật mặt khối bột để dầu ăn bao đều quanh cả khối bột. Dùng khăn ẩm hoặc nilon bọc kín âu. Ủ bột ở nhiệt độ phòng (25 – 32 độ C) đến khi bột nở gấp đôi.

* Không có thời gian ủ cố định vì tùy theo nhiệt độ ủ mà bột có thể nở nhanh hay chậm. "Bột nở lớn gấp đôi" là căn cứ tốt nhất. Ngoài ra, các bạn có thể kiểm tra bột ủ đạt bằng cách dùng 2 ngón tay cắm vào khối bột, sâu khoảng 1 – 2cm, nếu vết lõm giữ nguyên là bột đã ủ đủ, nếu vết lõm phồng trở lại thì cần phải ủ thêm.

Tạo hình:

– Sau khi bột đã nở gấp đôi thì dùng mu bàn tay để "đấm" nhẹ hay ép nhẹ cho khí trong khối bột thoát ra ngoài. Lấy bột ra, nhào bằng tay lại sơ qua trong khoảng 1 - 2 phút.

– Ở đây, tùy theo mục đích sử dụng mà các bạn có thể tạo hình bột thành một chiếc bánh mì gối cỡ lớn hoặc chia nhỏ thành nhiều phần (nên dùng cân để chia cho đều) rồi cuộn lại tạo thành các múi lớn cho bánh khuôn loaf.

– Lần này làm mình chia bột thành các phần nhỏ (mỗi phần nặng khoảng 76 – 78 gram) rồi vê tròn. Tiếp theo, chuẩn bị một khuôn tròn đường kính 20 – 22 cm, chống dính cho khuôn bằng xịt chống dính hoặc dùng bơ lạnh quét đều lên lòng và thành khuôn. Đặt các viên bột vào khuôn như hình dưới. Bột sau khi ủ sẽ nở to và tự dính vào nhau, tạo thành hình bông hoa.

Ủ bột lần 2:

– Ủ bột ở nơi ấm áp và ẩm, đến khi bột nở gấp 2 – 2,5 lần. Mình ủ trong lò nướng bằng cách bật lò ở 50 độ C trong khoảng 3 phút rồi tắt đi. Đặt thêm 1 cốc nước sôi vào trong lò để giữ ẩm, tránh cho mặt bánh bị khô. Nhiệt độ nên ở khoảng 33 – 38 độ C, không được nóng hơn, sẽ làm men hoạt động chậm hoặc chết men.

– Làm nóng lò trước khi nướng bánh ở 15 phút, nhiệt độ 180 độ C (hai lửa). Vì cần làm nóng lò trước, nên khi bột nở khoảng 70 - 80%, các bạn có thể bật lò. Đến khi lò đủ nóng thì bánh cũng ủ vừa đủ. (Nếu ủ bánh trong lò thì phải lấy bánh ra rồi mới bật lò nhé).

Nướng bánh:

Nướng bánh ở 175 – 177 độ C trong khoảng 30 – 35 phút. Đặt khay bánh ở nấc thấp nhất của lò. Mặt bánh vàng khá nhanh, nên khi mặt bánh tương đối vàng thì lấy một tờ giấy bạc đậy lên để che cho mặt bánh khỏi bị cháy. Sau khi nướng khoảng 20 phút có thể hạ nhiệt xuống 170 độ C và nướng đến khi bánh chín. Không nên nướng ở nhiệt độ thấp hơn vì có thể sẽ làm cho vỏ bánh bị dày và cứng. 

Bánh chín lấy ra khỏi khuôn. Để mặt bánh bóng đẹp và thơm, có thể quét một lớp bơ (đã đun chảy) lên mặt bánh, hoặc quét kem tươi (quét từng chút một để có thời gian thẩm thấu).

2. Bánh mì bơ mềm nhân kem vị quýt – Món bánh ngon lạ đặc biệt ai cũng nên thử - 855 lượt yêu thích, 143 lượt chia sẻ

Facebook tác giả: Trần Thắm

Group: Phố bánh & Dụng cụ làm bánh

Đang mùa quýt khá ngon, nên bạn có thể tranh thủ mua về để trổ tài làm những chiếc bánh mì bơ mềm nhân kem vị quýt cực ngon lạ này. Món bánh thơm từ nhân cho đến vỏ, vỏ bánh cũng sử dụng quýt nên thơm lừng, lại còn mềm xốp nữa đấy!

Điểm danh 6 món ăn hot nhất tuần khiến chị em rần rần học theo trong đó có món số 2 luôn được săn đón - Ảnh 2.

Cách làm bánh như sau:

Nguyên liệu: 

Phần vỏ bánh:

250g bột mì số 13

3g men ngọt (men dành cho bánh mì ngọt)

Một xíu muối tinh

50g sữa tươi

30g kem whipping

60g đường

1 trứng gà

40g bơ lạt

Tangzhong (20g bột mì, 100g nước)

Mứt quýt: 3 quả quýt Thái (khoảng 120g), 60g đường

Phần nhân kem:

150g sữa tươi

70g kem whipping

2 lòng đỏ trứng

40g đường

16g bột ngô

30g bơ lạt

Tinh chất vani

2 quả quýt Thái, chọn quả to, bóc vỏ, thái mỏng để trang trí

Cách làm:

Phần vỏ bánh:

Bước 1:

Chuẩn bị phần mứt quýt, bánh này có mùi thơm đặc trưng là ở phần này.

120g quýt rửa sạch, thái nhỏ (thái cả vỏ chỉ bỏ hạt) ướp với 60g đường ngâm 30 phút cho tan đường rồi đem đun nhỏ lửa khoảng 10 – 15 phút. Không được đun lâu quá, hỗn hợp phải còn kha khá nước chứ không keo quá lại như mứt dẻo. Đem xay mứt ngay lúc nóng cho nhuyễn rồi để nguội hẳn.

Bước 2: Chuẩn bị phần Tangzhong

Trộn đều 20g bột và 100g nước cho đều, đem đun nhỏ lửa đảo đều tay, khi hỗn hợp quánh lại là được, tắt bếp để nguội.

Bước 3:

Trộn đều bột, đường, men, muối, bơ, trứng, sữa, whipping và toàn bộ phần Tangzhong. Nhồi mịn thì cho toàn bộ phần mứt quýt xay nhuyễn vào nhồi tiếp đến khi hỗn hợp hoà quyện, bột hơi nhão nhưng kết cấu dai dẻo, mịn, kéo màng khá tốt là được.

Bước 4:

Bột nhồi xong đem ủ 2 giờ đến khi nở gấp đôi, trời lạnh có thể lâu hơn.

Bước 5:

Khi bột ủ xong chia nhỏ thành các phần bằng nhau, khoảng 45g/ 1 bánh, lấy bột áo cho khô tay nặn thành các viên tròn. Để nghỉ 10 phút rồi cho luôn vào khay mà mình sẽ nướng, tạo hình bằng cách lấy tay ấn vào giữa viên bột, nhưng vẫn giữ viền bánh, cứ miết ở giữa cho rộng và mỏng dần ra. Đường kính tuỳ sở thích nên muốn to hay bé thì bạn tự căn chỉnh.

Bước 6:

Tạo hình xong đem ủ thêm 1,5 giờ cho bột nở.

Phần nhân kem:

Cho sữa, whipping, trứng, bột, đường trộn đều rồi rây lại cho hết lợn cợn. Đem hỗn hợp đun nhỏ lửa, đảo đều tay không thì sẽ bị cháy, khi hỗn hợp sệt thì cho bơ lạt vào khuấy đều, cuối cùng cho vani vào là xong. Tắt bếp, đợi hỗn hợp nguội.

Nướng bánh:

Bước 1:

Bật lò trước ở 180 độ trong vòng 5 phút cho nóng.

Bước 2:

Lấy phần bột đã tạo hình và ủ xong ra, lấy tay ấn nhẹ vào giữa cho bột sâu lòng hơn, phun kem lên và đặt miếng quýt thái mỏng vào giữa. Bước 3: Phết trứng

Lấy lòng đỏ trứng trộn cùng sữa tươi, rây mịn rồi phết lên viền bánh. Bước 4: Đem bánh nướng ở 180 độ, khi bánh nở căng, mặt bánh hơi vàng thì hạ xuống 160 độ. Tổng thời gian nướng khoảng 14 – 16 phút tuỳ lò.

3. Mách bạn cách làm bánh sữa chua ngon không thua kém gì loại bánh xách tay – 803 lượt yêu thích, 4 lượt chia sẻ

Facebook tác giả: Nguyễn Thị Ánh

Group: Hội nấu ăn vì đam mê

Phần nhân của bánh hơi béo, kết hợp với một chút chua nhẹ khiến người ăn cảm thấy ngon miệng, không bị ngấy và muốn ăn nhiều hơn. Thêm vào đó, nhân sữa chua khá đặc và mịn, không bị chảy nhão khi cắn. 

Điểm danh 6 món ăn hot nhất tuần khiến chị em rần rần học theo trong đó có món số 2 luôn được săn đón - Ảnh 3.

Cách tự làm bánh sữa chua như sau:

Nguyên liệu:

3 hũ sữa chua có đường

1 chai xốt mayonnaise ngọt dịu

2 hộp sữa đặc nhỏ, nếu không thích ngọt thì dùng 1 hộp thôi cũng được

Bánh mì sandwich

Bột bắp

Cách làm: 

Đổ xốt mayonnaise, sữa đặc và 2.5 hũ sữa chua vào nồi, khuấy đều.

Bánh mì thì lấy kéo cắt bỏ phần rìa rồi lấy cái chai thuỷ tinh cán phần bánh cho mỏng. Thích ăn mềm thì cán nhẹ tay, ăn dai thì cán mạnh tay hơn một chút.

Cho ít bột bắp vào nốt 1/2 hũ sữa chua còn lại, khuấy đều. 

Phần hỗn hợp mayonnaise để lên bếp. Vừa nấu vừa khuấy cho khỏi bị dính nồi. Khi hỗn hợp sôi thì đổ phần sữa chua với bột bắp vào khuấy đều, tắt bếp để nguội.

Phần bánh mì đã cán dẹp, xoa nước hoặc xốt ở rìa mép bánh. Dùng cái dĩa nhấn xuống để các mép bánh dính vào nhau. Bạn lưu ý nhớ để lại một khoảng trống để bơm nhân vào nhé.

Khi nhân nguội, bạn đổ nhân vào túi nilon hoặc túi bắt kem chuyên dụng, cắt 1 lỗ nhỏ bơm nhân vào bánh là xong. Bánh ngon hơn khi ăn lạnh nên làm xong bạn có thể để vào tủ lạnh để bảo quản nhé!

4. Bánh trứng kiểu mới làm thật dễ, ăn thật ngon – 580 lượt yêu thích, 50 lượt chia sẻ

Facebook tác giả: Linh Hoang

Group: Món ngon nhà làm (Savoury Days Family)

Bánh trứng kiểu này dùng đãi tiệc hay để làm món ăn sáng đều phù hợp cả. Làm sẵn bánh, khi ăn chỉ quay nóng lại là bạn và gia đình đã có ngay món ăn sáng nhanh gọn, thơm ngon và bổ dưỡng.

Điểm danh 6 món ăn hot nhất tuần khiến chị em rần rần học theo trong đó có món số 2 luôn được săn đón - Ảnh 4.

Cách làm bánh trứng như sau:

Bánh mì sandwich cắt rìa, cán mỏng xong quét bơ trên mặt, lót vào khuôn, rắc 1 ít phô mai vào.

Nhân xúc xích, cà rốt và nấm cắt hạt lựu (có thể cho các loại nhân theo ý thích), nêm chút bột nêm, muối, tiêu, đường, lá basil, bột tỏi, bột hành. Trứng tách lòng đỏ thật khéo để lấy được nguyên lòng đỏ, còn lòng trắng trộn vào nhân ở trên. Muốn thêm các loại rau củ thì nên luộc mềm xong hãy trộn nhân, nên chọn các loại càng ít nước càng tốt để khi nướng đáy bánh không bị nhão.

Lấy nhân đã trộn bỏ vào bánh xong đặt lòng đỏ lên trên, rắc 1 ít phô mai lên trên. Mở lò cho nóng trước xong cho bánh vào nướng, để rãnh dưới.

Mình nướng ở nhiệt độ 170 độ C trong khoảng 20 phút. Tùy loại lò nướng mà bạn căn chỉnh thời gian và nhiệt độ cho phù hợp nhé! Muốn ăn trứng chín hẳn thì nướng lâu, còn không thì canh trứng dạng như ốp la lấy ra là được.

5. Thèm ăn bún riêu cua mà không có cua thì phải làm sao? Đây là câu trả lời cho bạn nhé! – 354 lượt yêu thích

Facebook tác giả: Sua Tuoi

Group: Bếp Việt xa xứ

Riêu cua "giả" này rất là xốp mềm, tan ngay trong miệng chứ không cứng thành khối đâu. Đương nhiên cua đồng thật là "số 1" rồi, nhưng riêu cua "giả" này rất tiện do nguyên liệu sẵn có, làm cực nhanh và gọn để khi nào thèm quá là có ăn ngay, không phải mất công đi mua cua về xay rồi lọc.

Điểm danh 6 món ăn hot nhất tuần khiến chị em rần rần học theo trong đó có món số 2 luôn được săn đón - Ảnh 5.

Cách làm riêu cua "giả" như sau:

Nguyên liệu:

1 quả trứng gà

3 phần con ruốc (1 phần bằng 1 quả trứng)

1 muỗng cà phê nước hàng

Nếu có sẵn huyết càng tốt sẽ càng giống màu riêu thật hơn, cho vào 1 cục cỡ viên đá, không có cũng không sao. Loại huyết mềm còn sống, chưa qua chế biến

1/2 muỗng cà phê mắm ruốc

Cách làm:

Cho tất cả nguyên liệu vào máy xay thật nhuyễn. Đổ vào nồi nước dùng đang sôi lăn tăn nhẹ, không nên đổ thẳng vào nồi riêu sẽ đóng tảng to mà múc từng muôi nhúng vào nồi và đổ ra từ từ, riêu sẽ tạo mảng mềm mại và xốp tan như riêu thật.

Bạn lưu ý không nên đổ riêu vào nước sôi bùng riêu sẽ bị nát, còn nước chưa sôi thì riêu bị đóng khối đặc kém bông xốp.

Vớt riêu ra để riêng. Riêu để nấu canh mồng tơi rau đay, canh mướp, bún riêu, canh bún... đều được nhé!

Riêu không hề có mùi trứng hay mùi con ruốc nên bạn đừng lo. Tất nhiên riêu không thể có mùi cua đặc trưng nhưng cũng có mùi tanh đặc trưng, kiểu như mắm tôm so với mắm ruốc vậy đó. 

6. Tết này bạn có thể tự làm tôm khô, trời không có nắng cũng không thành vấn đề - 347 lượt yêu thích

Facebook tác giả: Linh Lê Thuỳ

Group: Chuyện của bếp

Hãy thử trổ tài làm ngay món tôm khô này để dùng vào dịp Tết nào. Làm được rồi có khi bạn chẳng còn muốn mua tôm khô ngoài hàng nữa đâu đấy.

Điểm danh 6 món ăn hot nhất tuần khiến chị em rần rần học theo trong đó có món số 2 luôn được săn đón - Ảnh 6.

Cách làm tôm khô khá đơn giản như sau:

2kg tôm đất (đừng làm tôm to quá sẽ không ngon) mua về rửa sạch cho vào rổ để ráo.

Cách luộc tôm với nước:

Cho 1.5 lít nước vào nồi nêm 3 muỗng canh muối, 5 muỗng canh đường, 1 muỗng canh bột ngọt vào, đun sôi lên thì cho tôm vào đảo đều, đậy nắp lại, thỉnh thoảng mở nắp đảo sơ cho tôm chín đều, khi nồi tôm sôi khoảng 2 phút ta vớt tôm ra.

Cách luộc tôm không cần nước:

Cho tôm vào nồi, nêm 4 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh đường trộn đều. Bắc nồi lên bếp đun, thỉnh thoảng bạn dung đũa đảo đều lên cho tôm chín đều (trong lúc nấu tôm sẽ ra nước nên không sợ tôm bị cháy đâu), khi thấy tôm đỏ đều là tôm đã chín. Đổ tôm ra rổ, để ngay quạt cho tôm mau nguội.

Khi tôm nguội, bạn bóc bỏ vỏ tôm. Nếu có nắng thì bạn đem tôm đi phơi nắng đến khi khô. Nếu không có nắng thì bạn cho tôm vào lò sấy với nhiệt độ 80 độ C. Mình sấy 2kg tôm khoảng 4 giờ, tùy bạn muốn khô nhiều hay vừa thì điểu chỉnh thời gian sấy cho thích hợp nhé!

Chia sẻ