Lăn kim "rạch" da - phương pháp tái tạo bằng cách gây thương tổn

Mai Ami,
Chia sẻ

Phương pháp lăn kim kích thích các tế bào da phát triển để tái tạo, sản sinh collagen và tăng khả năng đàn hồi cho da.

Bất kỳ người phụ nữ nào cũng muốn chăm chút thật kỹ càng và cẩn thận cho làn da của mình. Chính vì vậy các phương pháp làm đẹp hay giúp trẻ hoá làn da bao giờ cũng thu hút đông đảo chị em nghiên cứu và thử nghiệm. Thời gian gần đây, người ta bắt đầu nghe đến phương pháp làm đẹp bằng cách lăn kim cùng tế bào gốc. Phương pháp này mang lại cho phái đẹp làn da hoàn hảo. Được biết, quá trình lăn kim kích thích các tế bào da phát triển để tái tạo, sản sinh collagen và tăng khả năng đàn hồi cho da. Chính nhờ những yếu tố đó mà nó hiện thu hút sự quan tâm của rất nhiều người.

Lăn kim tế bào gốc

1. Phương pháp lăn kim là gì?

Phương pháp lăn kim còn được gọi là liệu pháp tăng sinh collagen, bởi cơ chế đặc thù giúp tăng khả năng sản sinh collagen mạnh mẽ, nhằm khắc phục các khiếm khuyết của da một cách tự nhiên và an toàn. Phương pháp này sử dụng một bánh lăn hoặc bút lăn chứa gần 200 đầu kim rất bén, rất nhỏ. 

Lăn kim tế bào gốc
Phương pháp lăn kim sử dụng một bánh lăn hoặc bút lăn chứa nhiều đầu kim rất bén, rất nhỏ bằng thép không gỉ trong Y khoa để lăn trên da tạo hư tổn nhẹ.

2. Nguyên tắc hoạt động

Khi lăn, những đầu kim siêu nhỏ, sắc, cứng đâm vào lớp biểu bì đi sâu xuống da, nhằm tạo nên tổn thương nhỏ. Khi rút kim, lớp biểu bì đóng lại nên làn da không bị tổn thương. Tuy vậy, cơ thể chúng ta vẫn ghi nhận tổn thương này và kích thích cơ chế tự làm lành vết thương bằng cách tăng sinh tế bào, đặc biệt nguyên bào sợi, để hình thành collagen và elastin mới, dần dần làm đầy phần lõm của sẹo và kích thích tái tạo tế bào da.

lăn kim tế bào gốc
Cách thức hoạt động tạo hư tổn nhẹ trên da của phương pháp lăn kim với hai dụng cụ Dermaroller (trái) và Dermapen (phải).

Trái ngược với tất cả các phương pháp như laser, lột da, mài mòn da…, phương pháp lăn kim hoạt động trên nguyên tắc kích thích hình thành mô da mới giúp vết thương tự phục hồi mà làn da vẫn nguyên vẹn, không hề có tổn thương nào đáng kể. Lăn kim không chỉ cải thiện đáng kể vết sẹo từ bên ngoài mà còn phục hồi kết cấu da từ bên trong, đây chính là ưu điểm vượt trội của lăn kim.

3. Công dụng 

Phương pháp này mang lại nhiều công dụng: tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất lên đến 1.000 lần; sắp xếp lại những bó sợi collagen lão hóa hư hại, không làm tổn thương da kéo dài; quá trình kích thích  đáp ứng bình thường của da; không có tác dụng phụ gây hại da; có thể dùng trên nhiều vùng da khác nhau của cơ thể; hấp thu rất tốt cho các loại thành phần hoạt tính điều trị cho da. Ngoài ra, chúng còn tạo collagen cho da nhiều lên bằng phương pháp kích thích cơ học có kiểm soát, bề mặt da được bảo vệ trong suốt quá trình điều trị.

lăn kim tế bào gốc

Cụ thể:

 - Kích thích sản xuất collagen: Với cơ chế tạo hư tổn nhẹ để kích thích quá trình tự làm lành, tăng khả năng sản sinh tế bào mới để hình thành collagen và elastin.

- Giảm thiểu sự xuất hiện các nếp nhăn: Collagen mới được sản sinh là chất đệm hoàn hảo để làm đầy các nếp nhăn xuất hiện trên da, tăng tính đàn hồi và khả năng tự làm lành của từng tế bào.

- Giảm sẹo, mụn trứng cá: Khi mụn lành, nó tạo thành những hố sâu trên da tạo thành các vết sẹo li ti. Việc sản xuất collagen giúp cải thiện rõ rệt tình trạng mụn, sẹo hay vết thâm trên da.

- Cải thiện kết cấu da: Về bản chất phương pháp này là đâm đầu kim nhỏ lên da để kích thích da sản sinh tế bào mới trước, vậy nên cấu trúc làn da cùng nhờ vậy mà thay đổi. Với những làn da bị rỗ thì đây là phương pháp có thể cải thiện gần như tối đa tình trạng này.

- Giảm thiểu tình trạng rụng tóc: Lăn kim có thể áp dụng cả trên da đầu để kích thích các nang trứng và tế bào tóc phát triển, thúc đẩy quá trình mọc tóc với những phần da đầu bị hói.

4. Hai loại dụng cụ cơ bản

Phương pháp này có hai loại dụng cụ lăn kim với tên gọi là: Dermaroller (con lăn tay) và Dermapen (bút kim điện). Về cơ bản, cả hai loại này đều có công dụng và cách hoạt động như nhau, nhưng chi phí lại chênh nhau hoàn toàn. Với Dermaroller - con lăn tay bạn có thể dễ dàng sở hữu chỉ với 30$ (khoảng hơn 600 nghìn VNĐ) và có thể thực hiện tại nhà thì Dermapen - bút lăn điện lại có giá thành rất đắt khoảng 750$/sp (khoảng hơn 16 triệu VNĐ). Vậy nên Dermapen thường được các trung tâm spa đầu tư để trị liệu cho khách hàng.
Lăn kim tế bào gốc

* So sánh hai dụng cụ Dermaroller: con lăn tay và Dermapen - bút kim điện:

Lăn kim tế bào gốc

5. Quy trình thực hiện

* Đối với cả hai dụng cụ Dermaroller và Dermapen thì bạn đều cần chú ý trước trong và sau quá trình thực hiện.

Bước 1: Soi da bằng để xác định tình trạng sắc tố da (đối với phương pháp dùng bút kim Dermapen khi thực hiện tại các trung tâm Spa)

Bước 2: Tẩy trang làm sạch lớp trang điểm để quá trình làm sạch sâu dễ dàng hơn.

Bước 3: Rửa sạch mặt để lấy đi lớp bụi bẩn, dầu nhờn và những tạp chất sâu nằm sâu trong lỗ chân lông.

Bước 4: Tẩy tế bào chết để chuẩn bị cho quá trình lăn có hiệu quả cao nhất. 

Bước 5. Dùng thuốc tê thấm vào miếng cotton ấn nhẹ lên da.

Bước 6: Ủ tê.

Bước 7: Châm kim, tạo đường dẫn cho sản phẩm có thể thấm vào tận sâu bên trong lớp biểu bì để giải quyết các vấn đề của da, giúp da tái tạo những tế bào da mới.

Lăn kim tế bào gốc
Dermapen hoạt động trên cơ chế điện tự động và có thể điều chỉnh độ sâu của kim đối với từng vùng da.

lăn kim tế bào gốc
Với bút kim Dermapen, tùy từng vùng da trên mặt bút sẽ điều chỉnh độ sâu của kim tác động lên da.

* Riêng đối với Demaroller - con lăn tay bạn cần thực hiện theo thứ tự sau:

- Ủ tê những vùng da cần lăn kim
- Lăn vùng trán đầu tiên. Do đây là vùng da mỏng và nhạy cảm hơn các vùng còn lại nên cần được lăn trước vì thuốc tê còn đang phát huy tác dụng giảm đau cao.
- Kế tiếp: lăn xuống 2 bên thái dương và 2 bên má, mũi, nhân trung và cằm.
- Lăn đều tay theo thứ tự từ trán đến cằm. Cần lăn kỹ ở những vùng da cần được điều trị. Thời gian lăn tối đa là 15 phút.

Riêng về phương pháp dùng con lăn tay, do đầu kim to hơn so với bút kim điện nên khi lăn trên da sẽ gây nên hiện tượng da bị rướm máu do đầu kim tác động. Lúc đầu bị chảy máu, sau đó mặt sẽ sưng đỏ vì da bị hư tổn và sưng lên theo cơ thế tự làm lành. Bạn sẽ mất khoảng 4-7 ngày để hết đau và giảm tình trạng đỏ rát. Trong khi phương pháp dùng bút kim điện với mũi kim mảnh và nhỏ hơn chỉ gây ửng đỏ chứ không chảy máu và sau 24 giờ da sẽ lành lặn trở lại.
Riêng về phương pháp dùng con lăn tay, do đầu kim to hơn so với bút kim điện nên khi lăn trên da sẽ gây nên hiện tượng da bị rướm máu do đầu kim tác động, nên bạn cần ủ tê da mặt để không gây khó chịu khi đầu kim lăn và tạo tổn thương trên da.


Riêng về phương pháp dùng con lăn tay, do đầu kim to hơn so với bút kim điện nên khi lăn trên da sẽ gây nên hiện tượng da bị rướm máu do đầu kim tác động. Lúc đầu bị chảy máu, sau đó mặt sẽ sưng đỏ vì da bị hư tổn và sưng lên theo cơ thế tự làm lành. Bạn sẽ mất khoảng 4-7 ngày để hết đau và giảm tình trạng đỏ rát. Trong khi phương pháp dùng bút kim điện với mũi kim mảnh và nhỏ hơn chỉ gây ửng đỏ chứ không chảy máu và sau 24 giờ da sẽ lành lặn trở lại.
  Da mặt khi lăn kim sẽ bị chảy máu, sau đó mặt sẽ sưng đỏ vì da bị hư tổn và sưng lên theo cơ chế tự làm lành.

lăn kim trên da
Sau khi lăn kim, bạn lau sạch da bằng toner dịu nhẹ, sau đó áp dụng sản phẩm chăm sóc da để các dưỡng chất có thể dễ dàng thẩm thấu. Bạn sẽ mất khoảng 4-7 ngày để hết đau và giảm tình trạng đỏ rát. Con lăn tay mặc dù có thể sử dụng tại nhà nhưng các quý cô cũng cần lưu ý trước khi dùng, ngoài việc đọc kỹ các chỉ dẫn, bạn nên tìm đến các bác sĩ da liễu để được tư vấn cũng như lựa chọn được kim lăn phù hợp với làn da của mình.
Chia sẻ