Để con lớn lên là một người lịch sự và hiểu chuyện, cha mẹ đừng bỏ qua những bài học nhỏ dưới đây

Cao Đức,
Chia sẻ

Dạy trẻ cách cư xử lịch sự, văn minh ngay từ tấm bé là điều quan trọng, giúp hình thành nhân cách và phong cách sống văn minh sau này của trẻ.

Chúng ta đều biết rằng trẻ nhỏ thường có xu hướng dễ cáu giận, khóc lóc, và điều này hoàn toàn bình thường bởi trẻ vốn dĩ chưa biết cách kiểm soát tâm trạng và hành động của bản thân. Tuy nhiên, những cơn cáu giận, hờn dỗi của trẻ đều không hề cố tình nhằm mục đích làm cho cha mẹ bực bội hay muốn thách thức mà trẻ đang kiểm tra giới hạn sức chịu đựng của chính bản thân và xem phản ứng của cha mẹ.

Những cơn hờn dỗi, cáu giận của trẻ dễ dẫn đến những hành động không đẹp, cư xử chưa đúng, lâu dần nếu không được uốn nắn, cải thiện sẽ để lại ảnh hưởng xấu tới sự phát triển tính cách của trẻ về sau. Để hạn chế điều này và hình thành cho trẻ những thói quen ứng xử đẹp, cha mẹ hãy ghi nhớ và áp dụng những lời khuyên hữu ích sau:

1. Dạy con quy tắc ứng xử cơ bản ngay từ trong từng câu nói

Đúng vậy, việc để trẻ hình thành sớm những thói quen ứng xử lịch sự sẽ giúp tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển nhân cách sau này. Cha mẹ hãy bắt đầu dạy con văn hóa ứng xử ngay từ trong lời nói, với “Con xin phép…” hoặc “Con cảm ơn” từ khi trẻ bập bẹ bắt đầu biết nói. Điều này thực sự có hiệu quả hơn chúng ta vẫn nghĩ.

Để con lớn lên là một người lịch sự và hiểu chuyện, cha mẹ đừng bỏ qua những bài học nhỏ dưới đây - Ảnh 1.

Bữa cơm gia đình là cơ hội tốt để bé học các cách ứng xử văn minh (Ảnh minh họa)

Cha mẹ cũng có thể đề nghị bé cùng ăn cơm với cả gia đình bởi đây là cơ hội tốt để bé bắt chước người lớn từ việc mời cả nhà ăn cơm, xin phép khi đã đủ no và đứng dậy hoặc cảm ơn khi được ai đó gắp thức ăn cho…

Tất cả những cách này sẽ giúp bé hiểu được một phần trong văn hóa giao tiếp và vui vẻ chấp nhận nếu phải ngồi tại 1 vị trí trong một khoảng thời gian nhất định hay là nói “Con xin phép…” khi con muốn một cái gì đó.

2. Cha mẹ cũng cần cư xử đúng mực với con

Trẻ em như trang giấy trắng, và cha mẹ chính là người quyết định sẽ “viết” gì lên trang giấy ấy. Nếu cha mẹ cư xử thô lỗ, thường dùng uy quyền để bắt ép con, la hét, quát mắng thì trẻ cũng tương tự sẽ dần học theo những hành động đó, ngược lại nếu cha mẹ là tấm gương tốt, biết tiết chế cảm xúc, cương - nhu phù hợp, khích lệ, động viên mặt tích cực của bé thì tất nhiên bé cũng sẽ có cư xử lịch sự và đúng đắn cũng như hạn chế được những cơn cáu giận vô lý.

Để con lớn lên là một người lịch sự và hiểu chuyện, cha mẹ đừng bỏ qua những bài học nhỏ dưới đây - Ảnh 2.

Muốn con cư xử đúng đắn thì cha mẹ cũng cần có hành động đúng mực với con (Ảnh minh họa).

Ví dụ đơn giản, muốn con lễ phép thì cha mẹ cũng cần phải lịch sự với con bằng cách nói “Mẹ xin lỗi” nếu mẹ làm sai, hiểu lầm con, “Mẹ cảm ơn con” nếu được con giúp đỡ hoặc tặng quà… Với các bé lớn hơn thì có thể đề nghị bé học theo các phép ứng xử đẹp của anh/chị/em bé.

3. Luôn đảm bảo đặt ra những phép ứng xử phù hợp với con

Cha mẹ phải nhớ một điều rằng không phải tất cả mọi điều cha mẹ dạy thì trẻ đều nghe theo. Điều này cũng bình thường với một đứa trẻ. Chính vì vậy cha mẹ không nên thúc ép trẻ và đặt ra quá nhiều nguyên tắc. Thay vào đó hãy để trẻ có thời gian và không gian để từ từ tiếp nhận chúng. Và việc cha mẹ cần làm là luôn đảm bảo hướng dẫn trẻ thực hiện và ứng xử đúng đắn đồng thời phải phù hợp với lứa tuổi và tính cách của con.

4. Dạy con cách giao tiếp với bạn bè càng sớm càng tốt

Khi bé bắt đầu có bạn thì việc dạy trẻ cách ứng xử, chia sẻ với bạn bè cùng trang lứa của chúng cũng rất cần thiết. Hầu hết các bé đều tranh cãi về việc chia sẻ đồ chơi và không đứa trẻ nào có hứng thú với việc phải san sẻ đồ chơi với bất cứ ai khác trừ phi được bố mẹ bảo ban.

Để con lớn lên là một người lịch sự và hiểu chuyện, cha mẹ đừng bỏ qua những bài học nhỏ dưới đây - Ảnh 3.

Hầu hết các bé đều không mấy có hứng thú với việc phải san sẻ đồ chơi với bất cứ ai. (Ảnh minh họa)

Cha mẹ hãy hưỡng dẫn bé một số cách ứng xử trong việc này như sau: Gợi ý chơi đồ chơi luân phiên, lần lượt từng món đồ, miễn là các bé không được phá hỏng, làm hư đồ thì các bé có quyền quyết định xem nên chơi theo cách nào. Trong trường hợp bé vi phạm quy tắc chơi thì mẹ đưa ra cảnh báo, và nếu bé tiếp tục không tuân theo thì chỉ cần kết thúc thời gian chơi. Nếu bé có một món đồ chơi đặc biệt yêu thích thì tốt nhất là nên cất riêng ra để tránh những xung đột lớn khi bé nhất quyết không cho ai chạm vào món đồ đó.

Cuối cùng, mẹ đừng quên khen ngợi con nếu con làm việc tốt. Khen ngợi và khuyến khích với những hành động đẹp sẽ là điểm cộng trong quá trình dạy con ứng xử. Điều đó càng trở nên đặc biệt hơn khi bé được chính cha mẹ của mình công nhận.

Nguồn: Parent

Chia sẻ