Đây là thứ bẩn gấp 200.000 lần bồn cầu, có thể chứa rất nhiều vi khuẩn: Bạn đang dùng mỗi ngày nhưng chưa biết cách làm sạch hiệu quả!

Đậu Đậu,
Chia sẻ

Ai cũng nghĩ bồn cầu là thứ bẩn nhất trong nhà nhưng món đồ dưới đây mới thực sự là “ổ vi khuẩn”, không vệ sinh đúng cách có thể gây bệnh cho cả nhà.

Giẻ rửa bát - thứ đồ bẩn hơn bồn cầu 200.000 lần

Bồn cầu là nơi chứa đầy rẫy vi khuẩn nhưng lại không phải là nơi bẩn nhất trong nhà. Thực tế, có một thứ được chứng minh còn bẩn hơn bồn cầu 200.000 lần đó là giẻ rửa bát.

Theo một nghiên cứu của Tiến sĩ Charles Gerba (một chuyên gia về vi sinh vật học tại Đại học Arizona, Mỹ): Thứ bẩn nhất trong nhà bếp là giẻ lau bếp hay giẻ rửa bát. Có khoảng 10 triệu vi khuẩn trên mỗi inch vuông nếu miếng giẻ bằng mút, và khoảng một triệu con nếu là miếng giẻ vải. Nói cách khác, miếng rửa bát bẩn gấp 200.000 lần bệ xí, và miếng giẻ lau bát bẩn gấp 20.000 lần.

nhung-luu-y-khi-dung-nuoc-rua-chen-de-khong-gay-hai-suc-khoe-7.jpg

Thứ bẩn nhất trong nhà bếp là giẻ lau bếp hay giẻ rửa bát.

Theo các chuyên gia, miếng giẻ rửa bát luôn ẩm ướt, có thể chứa nhiều mảng thức ăn nhỏ. Đây có thể là nơi phát triển của các vi sinh vật như Campylobacter (vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn), Salmonella (vi khuẩn khiến thực phẩm có độc tính), Staphylococcus (tụ cầu khuẩn), E. Coli (vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột) và Listeria (vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm).

Để xác minh điều đó, mới đây một tài khoản Tiktok đã thực hiện soi một miếng giẻ rửa bát trong kính hiển vi. Ở mức phóng đại 40 lần, chúng ta đã dễ dàng nhận thấy trong giẻ rửa bát có chứa rất nhiều vụn thức ăn và bụi bẩn. Ở mức 400 lần, có thể thấy các vi trùng hoạt động rất mạnh mẽ. Theo chủ tài khoản Tiktok, khi phóng đại ở mức 2000 lần, có thể quan sát trong miếng giẻ có chứa rất nhiều vi khuẩn "bơi tung tăng". Người này khẳng định giẻ rửa bát chứa rất nhiều vi khuẩn nguy hiểm, vì vậy chúng ta nên vệ sinh nó đúng cách. 

Hình ảnh soi giẻ rửa bát dưới kính hiển vi.

Các gia đình nên dùng miếng rửa bát như thế nào để đảm bảo sức khỏe?

Giẻ rửa bát là vật dụng không thể nào thiếu trong bếp của các gia đình, vị trí của chúng thường là những nơi ẩm ướt, lại ít khi được thay mới... vì vậy vi khuẩn sinh sôi và phát triển trên chúng rất nhanh.

Đây là thứ bẩn gấp 200.000 lần bồn cầu, có thể chứa rất nhiều Salmonella, E. Coli: Bạn đang dùng mỗi ngày nhưng chưa biết cách vệ sinh hiệu quả! - Ảnh 3.

Theo ông Chris Smith (một nhà virus học tư vấn tại Đại học Cambridge): Cách sử dụng giẻ rửa bát khoa học nhất đó là cho chúng vào nồi nước và đun sôi sau mỗi lần sử dụng. Cách này có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn và loại bỏ những mảng thực phẩm đang bám dính bên trong chúng.

Ngoài ra, các gia đình cũng có thể bỏ miếng rửa bát vào trong lò vi sóng, hoặc cho chúng vào trong máy rửa bát. Dưới nhiệt độ cao, các tạp chất lẫn vi khuẩn sẽ dần bị tiêu diệt và giúp chén đĩa không bị nhiễm khuẩn cho lần sử dụng sau.

899788951c105f43adcdba84e89ec1db-1800w-1200h.jpg

Những cách trên được cho là đem lại hiệu quả rất cao trong việc diệt khuẩn. Tuy nhiên bạn không nên sử dụng chúng quá lâu. Sau 2-4 tuần sử dụng, miếng giẻ rửa bát nên được thay mới để ngăn chặn vi khuẩn lây lan và phát triển trong nhà bếp. Ngoài ra, các gia đình cũng nên vứt ngay lập tức nếu thất vật dụng này bốc mùi hôi khó chịu.

Ngoài miếng rửa bát, 4 món đồ "siêu bẩn" sau cũng nên được vệ sinh đúng cách

1. Đầu vòi hoa sen: Vòi sen có cấu tạo rất khó vệ sinh, chúng dễ bám bụi, tích trữ các cặn bã. Thế nên bạn nên tháo rời vòi hoa sen ra rửa thường xuyên, sau đó ngâm chúng dưới dung dịch rửa chén qua đêm rồi rửa lại với nước.

2. Bàn phím: Bàn phím có số lượng vi khuẩn bẩn gấp 5 lần bồn cầu. Vậy nên bạn cần phải lau bàn phím của mình ít nhất 1 lần/tuần, đặc biệt là hãy rửa tay sạch sẽ trước khi dùng máy tính để tránh vi khuẩn xâm nhập.

3. Bàn chải: Bàn chải thường được đặt trong nhà vệ sinh và khá sát bồn cầu. Trong quá trình sử dụng, vi khuẩn từ bồn cầu có thể được giải phóng và bám vào bàn chải. Vì thế tốt nhất là nên để bàn chải tránh xa bồn cầu càng tốt, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bàn chải và thay mới 3 – 6 tháng/lần.

4. Công tắc điện: Cứ mỗi lần công tắc tiếp xúc với tay người, chúng sẽ nhận thêm vô số con vi khuẩn trên mỗi cm vuông và cứ thế tăng dần. Tốt nhất mỗi tuần/lần, bạn hãy dùng dung dịch sát khuẩn để lau sạch chúng.

Chia sẻ