Đây là lý do tại sao bạn không bao giờ được dùng tăm bông để lấy ráy tai

T.D, GP,
Chia sẻ

Có nhiều người quen với việc sử dụng tăm bông để loại bỏ ráy tai và bụi bẩn. Nhưng việc làm này có thể gây hại hơn bạn tưởng.

Không nên cho bất cứ thứ gì vào tai để loại bỏ bụi bẩn và các vụn ráy tai, điều này có thể gây nguy hiểm, ví dụ như làm giảm thính lực hoặc gây hư hại ống tai, thậm chí có thể gây nhiễm trùng.

Theo tờ Telegraph, có khoảng 70.000 người phải nhập viện cấp cứu vì dùng tăm bông dẫn đến tổn thương tai. Điều này khiến cho tăm bông còn nguy hiểm hơn cả lưỡi dao cạo.

Ráy tai được sản xuất tự nhiên trong tai là điều rất cần thiết và tai khỏe mạnh khi có một lượng ráy tai nhất định bên trong. Với đặc tính kháng khuẩn, ráy tai được coi là một phần của hệ thống phòng thủ của cơ thể, có nhiệm vụ làm sạch và bôi trơn hệ thống đường ống của tai.

Dùng tăm bông để lấy ráy tai ra chỉ khiến ráy tai càng bị đẩy sâu hơn nữa vào trong ống tai. Nếu bạn cho vào quá sâu, rất có khả năng chọc thủng màng nhĩ.

Trong hầu hết các trường hợp, ống tai không cần phải làm sạch. Trong khi tắm hay gội, nước đi vào ống tai làm mủn lượng ráy tai tích tụ bên trong. Trong khi bạn ngủ ráy tai mủn ra và sẽ tự rơi ra, và việc sử dụng tăm bông ngoáy tai là không cần thiết.

Những bức tranh dưới đây sẽ giúp bạn hình dung tác hại của việc ngoáy tai bằng tăm bông:

không dùng tăm bông lấy ráy tai

không dùng tăm bông lấy ráy tai

không dùng tăm bông lấy ráy tai

không dùng tăm bông lấy ráy tai

không dùng tăm bông lấy ráy tai

không dùng tăm bông lấy ráy tai

ngoáy tai

không dùng tăm bông lấy ráy tai

Vậy chúng ta phải xử lý ráy tai như thế nào để không ảnh hưởng tới sức khỏe?

ngoáy tai

không dùng tăm bông lấy ráy tai

Để làm sạch hốc tai, bạn có thể áp dụng biện pháp làm tại nhà rất an toàn và dễ làm. 

- Hòa tan hoàn toàn 1 muỗng muối với nửa cốc nước ấm.
- Ngâm một cục bông trong dung dịch nước muối.
- Nằm nghiêng tai (bên tai bạn định lấy ráy tai) hướng lên trên. Bóp vài giọt nước muối từ cục bông vào tai.
- Giữ nguyên vị trí từ 3 - 5 phút.
- Nghiêng đầu theo hướng ngược lại để tại đó chúc xuống đất cho nước muối thoát ra ngoài.
- Làm sạch phần ngoài tai với miếng vải mềm để loại bỏ phần ráy tai đã mủn trôi ra ngoài.

Lưu ý: Nếu bạn thấy lượng ráy tai nhiều hoặc thấy đau tai, bạn nên gặp bác sĩ ngay lập tức.

Có thể bạn hoài nghi nhưng khi đẩy tăm bông vào tai, bạn không chỉ mang vi trùng mới vào tai của mình mà còn đẩy một số ráy tai đang trên đường đi ra vào sâu trong ống tai.

Hơn nữa, màng nhĩ ở phần cuối của ống tai rất mỏng nên khi ngoáy, bạn có thể vô tình đâm vào màng nhĩ và làm thủng nó. Lớp màng này có thể bị thủng dù bạn tạo một áp lực nhỏ dẫn tới đau đớn và có thể mất khả năng nghe. Vì thế, nếu bạn đang dùng tăm bông để lấy ráy tai thường xuyên, bạn hãy ngừng ngay để không vô tình gây ảnh hưởng tới sức khỏe của chính mình.

Dưới đây là chia sẻ của bác sĩ về chuyện không nên dùng tăm bông để lấy ráy tai:


(Nguồn: Lifehack, Brightside)
Chia sẻ