Đau vùng mông trong những ngày "đèn đỏ": Dù ít gặp nhưng có thể do những bệnh nghiêm trọng gây ra

H nguyễn,
Chia sẻ

Tiến sĩ Kelly Kasper, bác sĩ sản phụ khoa tại Đại học Indiana Health, thừa nhận rằng có những người phụ nữ thực sự phải qua những cơn đau mông trong những ngày có kinh nguyệt.

Thông thường, thủ phạm của sự đau mông trong những ngày "đến tháng" là do căng cơ

Chia sẻ về vấn đến này, bác sĩ Elizabeth Kavaler, trợ lý giáo sư lâm sàng tiết niệu tại Weil Cornell Medical College và là giám đốc phụ khoa niệu tại Bệnh viện Lenox Hill cho biết: Chuột rút, sưng tử cung và đầy hơi có thể gây áp lực lên cơ mông của bạn. Khi các cơ căng đến mức nhất định nó có thể co thắt, gây đau ở lưng dưới, xương chậu và mông. Điều này cũng có thể làm cho bạn cảm thấy như bạn phải đi tiểu ngay lập tức.

Đau vùng mông trong những ngày đèn đỏ: Dù ít gặp nhưng có thể do những bệnh nghiêm trọng gây ra - Ảnh 1.

Chuột rút, sưng tử cung và đầy hơi có thể gây áp lực lên cơ mông của bạn.

"Đau mông trong những ngày này đặc biệt phổ biến nếu bạn có tử cung nghiêng về phía lưng. Các dây thần kinh của các bộ phận bên cạnh được liên kết với nhau, do đó, cơn đau xuất phát từ một nơi có thể được cảm nhận ở một nơi khác. Hầu hết tử cung của phụ nữ nghiêng về phía trước, vì vậy họ cảm thấy tử cung co thắt trong bụng chứ không phải ở phía sau lưng. Nhưng nếu tử cung của bạn nghiêng theo hướng ngược lại, bạn có thể cảm thấy đau ở lưng hoặc mông", tiến sĩ Christine Herde, phó chủ tịch phòng tập thể dục tại CareMount Medical ở New York, nói.

Đau nhức nhẹ ở mông trong kì đèn đỏ có thể không có gì phải lo lắng, nhưng nếu nghiêm trọng, nó có thể là dấu hiệu của một bệnh nào đó

Bác sĩ Kavaler khuyên bạn nên thư giãn cơ bắp thông qua tập thể dục, tắm, massage hoặc làm bất cứ điều gì bạn cảm thấy thoải mái để giảm cơn đau. Nếu cần thiết, có thể hỏi ý kiến của bác sĩ về việc uống thuốc giảm đau.

Đau vùng mông trong những ngày đèn đỏ: Dù ít gặp nhưng có thể do những bệnh nghiêm trọng gây ra - Ảnh 2.

Bạn nên thư giãn cơ bắp thông qua tập thể dục, tắm, massage hoặc làm bất cứ điều gì bạn cảm thấy thoải mái để giảm cơn đau.

Nếu ngay cả uống thuốc giảm đau cũng không có tác dụng, cơn đau ở mông ngày càng dữ dội thì bạn nên cân nhắc khả năng do lạc nội mạc tử cung - bệnh khiến cho các mô phát triển bên ngoài tử cung và gây đau.

Tiến sĩ Christine Greves, bác sĩ sản phụ khoa được chứng nhận tại Bệnh viện dành cho phụ nữ và trẻ sơ sinh Winnie Palmer, nói rằng, nếu mô này đang phát triển gần một dây thần kinh kết nối với mông, chẳng hạn như dây thần kinh hông, bạn có thể cảm thấy đau ở các cơ mông. Khả năng bị lạc nội mạc tử cung quanh mông hoàn toàn có thể xảy ra dù là với tỉ lệ thấp.

Một vấn đề khác có thể dẫn đến đau cơ mông là do tử cung mở rộng bởi tình trạng u xơ tử cung. Sự tăng trưởng của khối u trong tử cung có thể phát triển trong những năm sinh đẻ của người phụ nữ. Các khối u này có thể làm cho tử cung đẩy vào lưng hoặc mông và có triệu chứng phổ biến là chảy máu nhiều một cách bất thường.

Đau vùng mông trong những ngày đèn đỏ: Dù ít gặp nhưng có thể do những bệnh nghiêm trọng gây ra - Ảnh 3.

Nếu ngay cả uống thuốc giảm đau cũng không có tác dụng, cơn đau ở mông ngày càng dữ dội thì bạn nên cân nhắc khả năng do lạc nội mạc tử cung.

Trong một số trường hợp, cơn đau xuất hiện ở trực tràng hoặc hậu môn chứ không phải ở cơ bắp vùng mông

"Điều này có thể là do táo bón gây ra", tiến sĩ Kasper nói. Và với nguyên nhân này, chị em chỉ cần khắc phục bằng cách ăn thức ăn giàu chất xơ và uống nhiều nước hoặc sử dụng chất làm mềm phân nếu cần thiết.

"Đau hậu môn cũng có thể có khả năng do lạc nội mạc tử cung. Tổn thương nội mạc tử cung đôi khi đè trên dây thần kinh có kết thúc trên xương chậu. Khi bị kích ứng, dây thần kinh này có thể gây đau đớn cho vùng da xung quanh hậu môn tăng cường trong thời gian kinh nguyệt", tiến sĩ Aimee D. Eyvazzadeh, bác sĩ sản phụ khoa chuyên về nội tiết sinh sản tại trường Cao đẳng sản phụ khoa Mỹ cho biết.

"Nếu nó nằm ở trực tràng, đại tràng chậu, hoặc các bộ phận khác của đường tiêu hóa, lạc nội mạc tử cung đôi khi cũng có thể gây đau ở ruột", Michelle Cohen, một bác sĩ chuyên khoa dạ dày tại Mount Sinai, Brooklyn Heights, nói thêm.

Đau vùng mông trong những ngày đèn đỏ: Dù ít gặp nhưng có thể do những bệnh nghiêm trọng gây ra - Ảnh 4.

Trong một số trường hợp, cơn đau xuất hiện ở trực tràng hoặc hậu môn chứ không phải ở cơ bắp vùng mông.

Bệnh lạc nội mạc tử cung ở ruột có thể đi kèm với các triệu chứng khác như đau bụng, chảy máu trực tràng, táo bón, tiêu chảy và đầy hơi. Nó có thể "bắt chước" các bệnh như hội chứng ruột kích thích và bệnh viêm ruột nên dễ nhầm lẫn. Do đó, một bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và bác sĩ phụ khoa thường phải làm việc cùng nhau để tìm ra nguyên nhân thực sự.

Tiến sĩ Eyvazzadeh khuyến cáo: Lạc nội mạc tử cung thường không được chẩn đoán bởi vì mọi người cho rằng cơn đau là bình thường, nhưng việc trì hoãn điều trị có thể dẫn đến các vấn đề khác như sẹo ống dẫn trứng và chất lượng trứng giảm đi, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Vì vậy, điều quan trọng là phải nhận ra các triệu chứng nghiêm trọng. Các dấu hiệu khác của bệnh lạc nội mạc tử cung bao gồm các chảy máu kinh nguyệt nặng hoặc bất thường và đau khi quan hệ tình dục.

"Nếu cơn đau mông của bạn tồi tệ hơn trong suốt những ngày có kinh nguyệt và kéo dài cả tháng thì nó thực sự có thể là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích hoặc trĩ", tiến sĩ Kasper nói. Chính vì vậy, ông khuyên mọi người nên giữ một cuốn nhật ký ghi lại các cơn đau để xác định xem nó có thực sự liên quan đến thời kì kinh nguyệt của bạn hay không.

Nguồn: Self

Chia sẻ